Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Huế
SINCE 1969
Điểm đánh giá: 0 sao trong 0 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào nhóm 10 cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý hàng đầu ở Việt Nam.
3. Giá trị cốt lõi
Trách nhiệm - Sáng tạo - Chất lượng - Hội nhập - Phát triển.
4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chung: Xây dựng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đạt chuẩn quốc tế.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
Trường có 19 - 21 chuyên ngành đào tạo cử nhân, 6 - 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 3 - 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 sinh viên hệ chính quy, 330 - 380 học viên cao học, 12 - 15 nghiên cứu sinh.
Có thêm 2 - 4 chuyên ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ liên kết với các trường tiên tiến ở nước ngoài.
Có 1 - 2 đề tài cấp Nhà nước, 8 - 10 đề tài cấp Bộ được triển khai; có thêm 2 - 3 dự án mới.
Có 5 - 6 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá và 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 - 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt trên 80%, có thêm 1 - 2 giáo sư, 3 - 5 phó giáo sư, 25 - 30 tiến sĩ. Bổ sung đội ngũ giảng viên để đến năm 2020 toàn Trường có khoảng 340 - 350 cán bộ viên chức và người lao động trong đó có 260 - 270 cán bộ giảng dạy.
Từ năm 2019 thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, theo Nghị quyết số 77-NQ/CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.
5. Các thành tích Nhà trường đạt được
Với những thành tích đạt được qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Nhà nước trao tặng:
- Huân chương lao động hạng Ba năm 1997.
- Huân chương Lao động hạng Hai năm 2009.
- Huân chương lao động hạng nhất năm 2019.
Và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Đảng, Nhà nước và Đại học Huế.
1.    Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Khoa Kinh tế và Phát triển
- Năm thành lập:Cùng với quá trình phát triển của Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Khoa có nguồn gốc từ Bộ môn Kinh tế nông nghiệp thuộc khoa Kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc (nay là trường Đại học Nông lâm Huế), thành lập vào năm 1969.Khi trường Đại học Kinh tế được thành lập theo quyết định số 126/2002/QĐ - TTg ngày 27/09/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Khoa được thành lập trên cơ sở của bộ môn Kinh tế, với tên gọi là Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình và mở rộng qui mô đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, theo quyết định 001/QĐ - ĐHH - TCNS ngày 05/01/2004 của Giám đốc Đại học Huế, khoa lại đổi tên thành Khoa Kinh tế và Phát triển như hiện nay.
- Đội ngũ giảng viên: 54 cán bộ, giảng viên (5 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ)
- Chuyên ngành đào tạo: 06 chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Kế hoạch – Đầu tư
+ Ngành Kinh tế và Quản lý Tài nguyên Môi trường
+ Ngành Kinh doanh Nông nghiệp
+ Ngành Kinh tế và Quản lý du lịch
+ Ngành Kinh tế Nông nghiệp
+ Chương trình đào tạo chất lượng cao
- Email: feds@hce.edu.vn
        1.2. Khoa Quản trị Kinh doanh
 - Năm thành lập:Từ một Bộ môn chuyên ngành đảm nhận đào tạo hai chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh Du lịch, cùng với sự phát triển của trường, Bộ môn đã trở thành khoa Quản trị kinh doanh.
- Đội ngủ giảng viên:50 Cán bộ, giảng viên (4 Phó Giáo sư, 10 Tiến sĩ)
- Chuyên ngành đào tạo: 04 chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Quản trị Kinh doanh
+ Ngành Kinh doanh Thương mại
+ Ngành Marketing
+ Ngành Quản trị Nhân lực
- Email: fba@hce.edu.vn
1.3. Khoa Kế toán Kiểm toán
 - Năm thành lập:Từ một Bộ môn chuyên ngành đảm nhận đào, cùng với sự phát triển của trường, Bộ môn đã trở thành khoa Kế toán Kiểm toán.
- Đội ngủ giảng viên:37 Cán bộ, giảng viên (1 Phó giáo sư, - 4 tiến sĩ, - 1 nghiên cứu sinh tại Nhật, 3 nghiên cứu sinh tại Úc, 1 nghiên cứu sinh tại Pháp và 1 nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc, 2 nghiên cứu sinh tại Việt Nam. - 19 thạc sỹ được đào tạo tại Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Đa phần các giảng viên còn lại vẫn đang tiếp tục theo học thạc sỹ tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam).
- Chuyên ngành đào tạo: 02 chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Kế toán
+ Ngành Kiểm toán
- Email: faa@hce.edu.vn
 1.4. Khoa Tài chính Ngân hàng
 - Năm thành lập:Khoa Tài chính – Ngân hàng được thành lập theo Quyết định 636/QĐ-ĐHKT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trên cơ sở chia tách từ Khoa Kế toán – Tài chính, một Khoa với truyền thống hơn 20 năm xây dựng và phát triển của nhà trường.
   - Đội ngủ giảng viên:22 Cán bộ, giảng viên (4 Tiến sĩ)
  - Chuyên ngành đào tạo: 02 chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Ngân hàng
+ Ngành Tài chính
- Email: ffb@hce.edu.vn
 1.5. Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế
 - Năm thành lập:Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có tiền thân là Bộ môn Khoa học cơ sở trực thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Huế thành lập năm 1995 và được đổi tên nhiều lần để phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Đổi thành Bộ môn Thống kê Toán Kinh tế trực thuộc trường Đại học Kinh tế theo Quyết định số 662/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế ngày 24 tháng 12 năm 2002; đổi thành Bộ môn Hệ thống Thông tin Kinh tế theo Quyết định số 521/QĐ – ĐHH – TCNS ngày 21 tháng 04 năm 2005 của Giám đốc Đại học Huế; Vào ngày 20 tháng 06 năm 2006, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế chính thức được thành lập trên cơ sở Bộ môn Hệ thống Thông tin Kinh tế.
- Đội ngủ giảng viên:Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế hiện có 31 cán bộ, giảng viên. Trong đó, có 12 Tiến sĩ, 7 Nghiên cứu sinh, 100% cán bộ, giảng viên có học vị trên Thạc sỹ.
- Chuyên ngành đào tạo:
+ Ngành Thống kế Kinh tế
+ Ngành Hệ thống Thông tin quản lý
+ Chuyên ngành Tin học Kinh tế
+ Chương trình đào tạo chất lượng cao
- Email: vp-htttkt@hce.edu.vn
 1.6. Khoa Kinh tế Chính trị
 - Năm thành lập:Từ một Bộ môn chuyên ngành đảm nhận đào, cùng với sự phát triển của trường, Bộ môn đã trở thành khoa Kinh tế Chính trị vào năm 2004.
- Đội ngủ giảng viên:16 Cán bộ, giảng viên (1 Phó Giáo sư,  7 Tiến sĩ)
- Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế Chính trị
- Email: fpe@hce.edu.vn
2. Thông tin về từng ngành
2.1.     Chuyên ngành Kế hoạch – Đầu tư
2.1.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.1.2.  Tổng số tín chỉ: 122/156 tín chỉ
2.1.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.1.4.  Mục tiêu đào tạo 
* Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Kế hoạch - Đầu tư có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, đặc biệt có kiến thức sâu về lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động đầu tư hay dự án.
* Mục tiêu cụ thể: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Kế hoạch - Đầu tư, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:
*Kiến thức
- Nhận thức và hiểu được các kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam;
- Hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn;
-Vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc hiểu biết, phân tích và đề xuất các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương;
- Nắm bắt và vận dụng được kiến thức toán học, pháp luật đại cương, thống kê, tin học trong xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án có liên quan đến công việc;
- Đáp ứng  các kiến thức giáo dục quốc phòng và thể chất giúp rèn luyện sức khỏe, học tập, lao động tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kế toán, tài chính, marketing, thống kê, hệ thống thông tin kinh tế để giải thích được cơ bản các vấn đề phát triển trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở mức độ cơ bản;
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về kinh tế công cộng, kinh tế tài nguyên - môi trường để giải quyết được các vấn đề cơ bản liên quan đến lập kế hoạch và đầu tư.
- Nắm bắt và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về thiết lập, phân tích, thẩm định và đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư phát triển và quản lý dự án;
-  Nắm bắt các kênh đầu tư, hiểu cách thức vận hành thị trường chứng khoán và các cách thức phân tích đầu tư chứng khoán;
-  Hiểu biết và thực hiện công tác phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp cũng như kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp;
-  Có khả năng xây dựng quy hoạch phát triển, kinh tế và chính sách phát triển vùng lãnh thổ;
-  Có khả năng phân tích, tổng hợp và dự báo phát triển kinh tế xã hội và xu hướng đầu tư trong các lĩnh vực liên quan.
*Kỹ năng
-Kỹ năng xây dựng, phân tích các dự án đầu tư, các chương trình, dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Kỹ năng phân tích các kênh đầu tư, đánh giá lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả;
- Có kỹ năng tổ chức thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư;
- Kỹ năng tổ chức quản lý việc triển khai thực hiện các dự án, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án;
- Có kỹ năng xây dựng, phân tích, đánh giá, dự báo được các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, các kế hoạch kinh doanh tại cấp công ty và cấp doanh nghiệp.
- Kỹ năng tự chủ, tự học, nghiên cứu khoa học độc lập, tự quản trị thời gian và kế hoạch công việc;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức công việc theo nhóm, quản lý nhóm;
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo;
- Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng;
-  Kỹ năng điều tra và sử dụng được các phầm mềm hỗ trợ tính toán ứng dụng trong xử lý thống kê số liệu thực nghiệm.
* Thái độ
- Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
- Có ý thức quan tâm đến cộng đồng, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;
- Có tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Có khả năng và phương pháp cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc và chí tiến thủ.
 2.1.5.Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương;
- Các viện nghiên cứu, quy hoạch phát triển, các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển, sở kế hoạch và đầu tư, phòng kế hoạch và đầu tư, phòng tài chính - kế hoạch...;
- Các khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; công ty tư vấn đầu tư, ban quản lý dự án;
- Cán bộ giảng dạy tại các trường liên quan đến kinh tế, kế hoạch và đầu tư.
2.2.     Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Tài nguyên Môi trường
2.2.1.Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.2.2.Tổng số tín chỉ: 122/154 tín chỉ
2.2.3. Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.2.4. Mục tiêu đào tạo
 * Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Tài nguyên Môi trường có sức khỏe và phẩm chất chính trị tốt; có trình độ chuyên môn cao; thực hiện được các phân tích kinh tế tài nguyên và môi trường, có khả năng đánh giá và vận dụng các công cụ quản lý tài nguyên môi trường.
*Mục tiêu cụ thể
Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nông nghiệp cần đạt được những kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau đây:
 *Kiến thức
- Hiểu và nắm vững nguyên lý căn bản về kinh tế và quản lý kinh tế.
- Hiểu và vận dụng được các nguyên lý của kinh tế vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường.
 * Kỹ năng
  - Có kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.
- Có thể sử dụng các công cụ toán học, công nghệ thông tin trong phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội trong quản lý tài nguyên và môi trường.
- Phân tích, đánh giá, hoạch định và giải quyết các vấn đề về kinh tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Trực tiếp chủ trì hoặc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường trong quản lý tài nguyên và môi trường hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.
2.2.5.Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
- Các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Các viện nghiên cứu tài nguyên và môi trường hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng;
- Các chương trình dự án về tài nguyên và môi trường của Chính phủ hoặc do nước ngoài tài trợ;
- Các vị trí cụ thể mà họ có thể đảm nhận: cán bộ quản lý, chuyên viên tại các phòng ban chức năng trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên và môi trường.
2.3. Chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
2.3.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.3.2.  Tổng số tín chỉ: 122/155 tín chỉ
2.3.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.3.4.  Mục tiêu đào tạo
*Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp có sức khỏe, có phẩm chất chính trị tốt, có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào tổ chức, quản lý  sản xuất và kinh doanh trong các đơn vị kinh doanh nông nghiệp.
*Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp cần đạt được những kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau đây:
*Kiến thức
- Nắm vững các kiến thức căn bản về quản trị, kinh doanh trong các đơn vị kinh doanh nông nghiệp.
- Nắm vững các nguyên lý kỹ thuật nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
*Kỹ năng
-   Biết áp dụng các kiến thức đã học vào việc tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh  trong đơn vị kinh doanh  nông nghiệp;
-   Biết phân tích những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới để điều khiển các hoạt động kinh doanh của đơn vị có hiệu quả
-   Biết áp dụng các kiến thức đàm phán kinh doanh để tìm kiếm và thực hiện các hợp đồng kinh doanh.
-   Biết sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin.
-   Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm.
*Thái độ
-   Có ý thức trách nhiệm của một người công dân; có thái độ, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong làm việc nghiêm túc.
-   Có khả năng tập hợp quần chúng, phát huy trí tuệ tập thể.
-   Có phương pháp làm việc khoa học; biết phân tích và giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đơn vị; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành tư duy sáng tạo.
2.3.5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm việc trong các đơn vị kinh doanh (công ty xuất nhập khẩu hàng nông sản, Công ty sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp, các trang trại, nông trại, các HTX NN); các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp (Ban nông nghiệp huyện; sở nông nghiệp, Bộ nông nghiệp...). Các vị trí cụ thể mà họ có thể đảm nhận là trưởng các bộ phận trong đơn vị (trưởng phó phòng Kế hoạch, Tổ chức, Marketing; đội trưởng đội sản xuất; Trợ lý Giám đốc ... hoặc có thể trở thành giảng viên, các nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp.
2.4.     Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
2.4.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.4.2.  Tổng số tín chỉ: 122/153 tín chỉ
2.4.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.4.4.  Mục tiêu đào tạo
*Mục tiêuchung
Đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh có trí tuệ và nhân cách tốt, có phương pháp tư duy khoa học, năng lực tổ chức và bản lĩnh kinh doanh cao. Cùng với những kiến thức chuyên môn vững chắc, hiện đại, người học có năng lực thực hành cao, có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh quốc tế, dưới điều kiện làm việc áp lực cao, năng động và sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập.
*Kiếnthức
+ Kiến thức giáo dục đại cương
- Các kiến thức chung về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tâm lý học để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc của nhà quảntrị.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán, tin học và các công cụ xác suất, thống kê ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinhdoanh.
+ Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quảnlý
- Hiểu rõ các kiến thức chung về kinh tế học vi mô và vĩ mô và vận dụng các kiến thức này để giải thích sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế xãhội.
+ Kiến thức chuyên ngành
- Hiểu rõ khả năng thực thi các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến  lược,tàichính,marketing,nguồnnhânlựcvàởcácvịtrí,cấpbậcquảntrịkhácnhau.
- Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
- Hiểu rõ cách thức, quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinhdoanh
- Nắm vững hệ thống kiến thức toàn diện liên quan đến tổ chức sản xuất và điều hành dịch vụ, thương mại, quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và hiểu rõ sự cần thiết của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong mọi quyết định của tổchức
- Hiểu rõ cách thức nhận diện các cơ hội kinh doanh, rủi ro trong kinh doanh và khởi nghiệp thành công một dự án kinhdoanh
- Nắm vững các lý thuyết liên quan đến hành vi tổ chức, quản trị sự thay đổi và đổi mới doanh nghiệp, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp và các ứng dụng của hệ thống thông tin trong công tác quản trị kinhdoanh
- Nắm vững các kiến thức bổ trợ liên quan đến việc phối hợp một cách có hệ thống toàn bộ các hoạt động chức năng của tổ chức trong môi trường toàn cầu như: thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế, kế toán quản trị, quản trị thươnghiệu,…
- Hiểu rõ môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nắm vững các chức năng  quản trị căn bản của doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
* Kiến thức ngành – chuyênngành
- Hiểu rõ khả năng thực thi các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến  lược, tài chính, marketing, nguồn nhân lực và ở các vị trí, cấp bậc quản trị khác nhau.
- Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiểu rõ cách thức, quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinh doanh
- Nắm vững hệ thống kiến thức toàn diện liên quan đến tổ chức sản xuất và điều hành dịch vụ, thương mại, quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và hiểu rõ sự cần thiết của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong mọi quyết định của tổ chức.
- Hiểu rõ cách thức nhận diện các cơ hội kinh doanh, rủi ro trong kinh doanh và khởi nghiệp thành công một dự án kinhdoanh.
- Nắm vững các lý thuyết liên quan đến hành vi tổ chức, quản trị sự thay đổi và đổi mới doanh nghiệp, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp và các ứng dụng của hệ thống thông tin trong công tác quản trị kinhdoanh.
- Nắm vững các kiến thức bổ trợ liên quan đến việc phối hợp một cách có hệ thống toàn bộ các hoạt động chức năng của tổ chức trong môi trường toàn cầu như: thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế, kế toán quản trị, quản trị thươnghiệu,…
*  Kỹnăng
Về kỹ năng, sinh viên được đào tạo ngành QTKD Tổng hợp sẽ đạt được một số kỹ năng cơ bảnsau:
+ Kỹ năngcứng
- Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, trong học thuật và nghiên cứu khoa học ở mức độ tối thiểu B1 khung Châu Âu
- Kỹ năng nhận định cơ hội và khởi sự kinh doanh; xây dựng, phân tích và đánh giá các kế hoạch kinh doanh; đánh giá tiến độ và tài chính các dự án kinh doanh; xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh
- Kỹ năng lập luận tư duy, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả trong môi trường kinh doanh
- Kỹ năng kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
- Có khả năng soạn thảo và phân tích nội dung các loại hợp đồng kinh tế
- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành học QTKD và kỹ năng vận dụng các công cụ thống kê để thực hiện xử lý và phân tích số liệu trong kinh doanh
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức QTKD: bao gồm khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức
+ Kỹ năng mềm
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo hoàn thành các công việc đúng thời hạn
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử, đàm phán, truyền đạt thông tin; thuyết trình
 * Thái độ
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao đối với bản thân cũng như công việc
- Tinh thần hợp tác, hòa đồng trong làm việcnhóm
 - Có thái độ tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo và phản biện trong việc nêu ý kiến và giải quyết vấn đề
- Có tinh thần cầu tiến và học hỏi, có cam kết cao trong công việc
 - Có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật và lập trường chính trị vững vàng.
2.4.5.Cơ hội việc làm sau khi tốtnghiệp
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các cơ quan quản lý ở các vị trí như:
- Chuyên viên ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng kinh doanh, phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng quản lý chất lượng,.. của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ
- Trợ lý và thư ký ban giám đ ốc/hội đồng quản trị/lãnh đạo các công ty, tổ chức
- Cán bộ quản lý nhân sự, sản xuất, kinh doanh, thị trường ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp
- Nhà quản trị ở các cấp bậc khác nhau
- Sinh viên có thể trở thành nhà khởi nghiệp, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nghiên cứu viên và giảng viên về QTKD trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
2.5.     Ngành Kinh doanh Thương mại
2.5.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.5.2.  Tổng số tín chỉ: 122/152 tín chỉ
2.5.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.5.4.  Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêuchung
Đào tạo Cử nhân Kinh doanh thương mại có trí tuệ và nhân cách tốt, có phương pháp tư duy khoa học, năng lực tổ chức và bản lĩnh kinh doanh cao. Cùng với những kiến thức chuyên môn vững chắc, hiện đại, người học có năng lực thực hành cao, có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh quốc tế, dưới điều kiện làm việc áp lực cao, năng động và sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành doanh Thương mại, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:
* Kiếnthức
+ Kiến thức giáo dục đại cương
- Các kiến thức chung về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tâm lý học để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc của nhà quản trị.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán, tin học và các công cụ xác suất, thống kê ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh.
+ Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế
- Hiểu rõ các kiến thức chung về kinh tế học vi mô và vĩ mô và vận dụng các kiến thức này để giải thích sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội.
- Hiểu rõ các nguyên lý kế toán và tài chính – tiền tệ nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.
+Kiến thức chung của khối ngành kinh tế và quản lý
- Hiểu rõ môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nắm vững các chức năng. quản trị căn bản của doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
+ Kiến thức ngành – chuyên ngành
Kiến thức chung của nhóm ngành
- Hiểu rõ khả năng thực thi các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến lược, tài chính, marketing, nguồn nhân lực và ở các vị trí, cấp bậc quản trị khác nhau.
 - Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiểu rõ cách thức, quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinh doanh.
+Kiến thức chung của ngành
- Nắm vững kiến thức về quản trị theo các chức năng và theo quá trình và nghiệp vụ kinh doanh đến thực hiện việc quản lý, điều hành kinh doanh thương mại và dịch vụ; Nắm vững các kiến thức về hoạt động bán hàng và nghiệp vụ bán hàng, quản trị bán hàng.
- Nắm vững kiến thức về chuỗi cung ứng và cách thức quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả trong kinh doanh thương mại.
- Nắm vững các kiến thức về kinh tế quốc tế, hoạt động thương mại quốc tế và trong nước và quy trình kỹ thuật nghiệp vụ trong kinh doanh XNK.
- Hiểu rõ kiến thức nền tảng và ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh thương mại.
* Kỹ năng
+ Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng hoạch định các chiến lược kinh doanh thương mại.
- Có kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh thương mại như: phân tích, đánh giá thị trường, xây dựng và thiết lập chuỗi cung ứng, mua hàng, tồn kho, bán hàng, xuất nhập khẩu.
- Có kỹ năng xác định các tiêu chuẩn đánh giá, thực hiện đánh giá và tiến hành các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
- Có kỹ năng đối thoại, thương lượng và thiết lập các quan hệ trong kinh doanh thương mại.
+ Kỹ năng mềm
- Sử dụng thành thạo tin học và ứng dụng của công nghệ thông tin trong kinh doanh.
- Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, học thuật và nghiên cứu khoa học ở mức độ tối thiểu B1 khung châu Âu.
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử, đàm phán, truyền đạt thông tin; thuyết trình.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
2.5.5.  Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp trong  nước, các tập đoàn đa quốc gia, các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức quốc tế. Các vị trí cụ thể: nhân viên và quản lý các bộ phận như bộ phận bán hàng, bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ phận cung ứng, marketing, nghiên cứu đánh giá thị trường.
- Sinh viên có thể trở thành nhà khởi nghiệp, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nghiên cứu viên và giảng viên về QTKD trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
2.6.       Chuyên ngành Thương mại Điện tử
2.6.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.6.2.  Tổng số tín chỉ: 122/152 tín chỉ
2.6.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.6.4.  Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêuchung
Đào tạo Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Thương mại điện tử có trí tuệ và nhân cách tốt, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao ở trình độ đại học, ngoại ngữ và thông thạo công nghệ thông tin, thương mại điện tử; có khả năng tham gia hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử; có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, dưới điều kiện làm việc áp lực cao, năng động sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập.
*Kiến thức
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Thương mại điện tử, sinh viên đạt được các năng lực và phẩm chất chủ yếu sau:
+ Kiến thức giáo dục đại cương
- Diễn giải được các khái niệm chung về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tâm lý học để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc của nhà quản trị.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán, tin học và các công cụ xác suất, thống kê ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh.
+ Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quảnlý
- Trình bày mạch lạc các khái niệm cơ bản về kinh tế học vi mô và vĩ mô và vận dụng các kiến thức này để giải thích sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế xãhội.
- Diễn giải các nguyên lý kế toán và tài chính – tiền tệ nhằm hỗ trợ nhà  quản trị trong quá trình ra quyết định kinhdoanh.
- Trình bày mạch lạc các mô hình và quy trình phân tích môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các chức năng quản trị căn bản của doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
+ Kiến thức ngành – chuyên ngành
Kiến thức chung của nhóm ngành
- Giải thích rõ ràng các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến lược, tài chính, marketing, nguồn nhân lực và ở các vị trí, cấp bậc quản trị khác nhau.
- Trình bày có hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Diễn giải mạch lạc các cách thức, quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinh doanh.
Kiến thức chung của ngành
- Giải thích rõ ràng các khái niệm cơ bản về thương mại điện tử, cách thức triển khai và điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử, các công cụ thanh toán điện tử, phương pháp marketing điện tử và quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến.
- Diễn giải có hệ thống các kỹ thuật lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu và ứng dụng Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
* Kỹnăng
Về kỹ năng, sinh viên được đào tạo ngành Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Thương mại điện tử sẽ có khả năng:
+ Kỹ năng cứng
- Phân tích và thiết kế hệ thống thương mại điện tử của một cơ quan, doanh nghiệp.
- Tổ chức quản trị có hiệu quả hệ thống thương mại điện tử và phát triển website thương mại điện tử của một doanh nghiệp.
- Thiết lập và vân hành hệ thống bảo mật, đảm bảo hoạt động an toàn mạng và thanh toán trực tuyến các dịch vụ thương mại điện tử.
+ Kỹ năng mềm
- Sử dụng thành thạo tin học và ứng dụng của công nghệ thông tin trong kinh doanh.
- Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, học thuật và nghiên cứu khoa học ở mức độ tối thiểu B1 khung châu Âu.
- Lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
- Giao tiếp ứng xử, đàm phán, truyền đạt thông tin; thuyết trình.
- Phân tích và giải quyết vấn đề nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Quản lý thời gian hiệu quả.
2.6.5. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử.
- Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng thương mại điện tử.
- Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoặc ứng dụng thương mại điện tử.
- Giảng dạy trong lĩnh vực thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
2.7.     Chuyên ngành Marketing
2.7.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.7.2.  Tổng số tín chỉ: 122/153 tín chỉ
2.7.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.7.4.  Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêuchung
Đào tạo Cử nhân Marketing có trí tuệ và nhân cách tốt, có phương pháp tư duy khoa học, năng lực tổ chức và bản lĩnh kinh doanh cao. Cùng với những kiến thức chuyên môn vững chắc, hiện đaị, người học có năng lực thực hành cao, có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh quốc tế, dưới điều kiện làm việc áp lực cao, năng động và sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập.
* Kiếnthức
+ Kiến thức giáo dục đại cương
- Các kiến thức chung về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tâm lý học để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc của nhà quản trị
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán, tin học và các công cụ xác suất, thống kê ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh
+ Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quảnlý
- Hiểu rõ các kiến thức chung về kinh tế học vi mô và vĩ mô và vận dụng các kiến thức này để giải thích sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội
- Hiểu rõ các nguyên lý kế toán và tài chính – tiền tệ nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
- Hiểu rõ môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nắm vững các chức năng  quản trị căn bản của doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
 + Kiến thức ngành – chuyên ngành
- Hiểu rõ khả năng thực thi các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến  lược ,tài chính, marketing, nguồn nhân lực và ở các vị trí, cấp bậc quản trị khác nhau
- Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Hiểu rõ cách thức, quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinh doanh
- Nắm vững hệ thống kiến thức toàn diện liên quan đến tổ chức sản xuất và điều hành dịch vụ, thương mại, quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và hiểu rõ sự cần thiết của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong mọi quyết định của tổ chức.
- Hiểu được mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa hoạt động marketing và các hoạt động khác của doanh nghiệp/tổ chức như xây dựng chiến lược kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất.
- Có khả năng nhận diện và phân tích được đặc thù thị trường, khách hàng, đặc thù sản phẩm, phân tích được hoạt động marketing thực tế của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thay đổi và xây dựng được kế hoạch marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Có khả năng nhìn nhận và phân tích hoạt động Marketing của đối thủ cạnh tranh; nhận diện cơ hội thị trường, sự thay đổi thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng đến sản phẩm của mình để đề xuất các phương án Marketing thí chứng.
- Có khả nãng xác ðịnh, triển khai và thực hiện các hoạt ðộng nghiên cứu marketing.
* Kỹ năng: Về kỹ năng, sinh viên được đào tạo ngành Marketing sẽ đạt được một số kỹ năng cơ bảnsau:
+ Kỹ năng cứng
- Kỹ năng để nhận diện, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến marketing trong thực tế cũng như tổ chức các sự kiện, những hoạt động marketing.
- Kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing.
- Kỹ năng tiếp cận, phân tích thị trường, phân tích cạnh tranh, phân tích môi trường
- Kỹ năng trong việc phân tích, xây dựng hệ thống nhận diện và phát triển thương hiệu
- Kỹ năng phân tích, xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing và nghiên cứu marketing
- Kỹ năng marketing online
+ Kỹ năng mềm
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và làm việc một cách chủ động, độc lập
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử, đàm phán, truyền đạt thông tin; thuyết trình
 2.7.5  Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
* Nhóm1: Nhân viên marketing, quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, PR
- Có khả năng làm việc về: Quản trị thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu; Xây dựng, hoạch định các chương trình quảng cáo; Quản trị truyền thông Marketing; Tổ chức và quản lý hoạt động quan hệ công chúng (PR); Tổ chức và quản lý hoạt động tổ chức sự kiện (Event); Xây dựng và hoạch định chiến lược thông điệp và phương tiện truyền thông tại các doanh nghiệp truyền thông, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước.
- Công việc có thể đảm nhận: Nhân viên marketing, quảng cáo, tổ  chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, PR,… tại các doanh nghiệp truyền thông, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước.
* Nhóm 2: Nhân viên thị trường, kinhdoanh
- Có khả năng làm việc về quản trị marketing tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - dịch vụ ở những bộ phận như: quản trị chiến lược, chính sách và kế  hoạch kinh doanh; quản trị phát triển thị trường, khách hàng; quản trị phát triển, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm; quản trị hệ thống phân phối; quản trị xúc tiến thương mại và đầu tư; quản trị bán hàng và dịch vụ bán hàng, quản trị chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
- Công việc có thể đảm nhận: Nhân viên thị trường, nhân viên kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - dịch vụ.
* Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên
- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực về marketing;
- Công việc có thể đảm nhận: Cán bộ nghiên cứu; Giảng viên về marketing tại các cơ sở giáo dục - đào tạo.
2.8.     Chuyên ngành Quản trị Nhân lực
2.8.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.8.2.  Tổng số tín chỉ: 122/152 tín chỉ
2.8.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.8.4.  Mục tiêu đào tạo
*Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Quản trị nhân lực có trí tuệ và nhân cách tốt, có phương pháp tư duy khoa học, năng lực tổ chức và bản lĩnh kinh doanh cao. Cùng với những kiến thức chuyên sâu chuyên ngành Quản trị nhân lực như xây dựng bản mô tả công việc, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng, đánh giá kết quả thực hiện công việc,…, người học có năng lực thực hành cao, có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh quốc tế, dưới điều kiện làm việc áp lực cao, năng động và sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập
*Kiến thức
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực, sinh viên nắm vững các kiến thức sau:
 + Kiến thức giáo dục đại cương
- Các kiến thức chung về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tâm lý học để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc của nhà quản trị;
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán, tin học và các công cụ xác suất, thống kê ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh;
+ Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quản lý
- Hiểu rõ các kiến thức chung về kinh tế học vi mô và vĩ mô và vận dụng các kiến thức này để giải thích sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội;
- Hiểu rõ các nguyên lý kế toán và tài chính – tiền tệ nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định;
- Hiểu rõ môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nắm vững các chức năng  quản trị căn bản của doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra;
+ Kiến thức ngành – chuyên ngành
- Hiểu rõ khả năng thực thi các chức năng quản trị trong các lĩnh vực chiến  lược, tài chính, marketing, sản xuất, nguồn nhân lực và ở các vị trí, cấp bậc quản trị khác nhau;
- Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên quan đến lao động, nguồn nhân lực;
- Hiểu rõ cách thức và quy trình nghiên cứu trong kinh doanh và các công cụ thống kê trong kinh doanh;
- Nắm vững kiến thức về phân tích công việc, phân tích vai trò và thiết kế công việc, quản trị hành chính văn phòng;
- Hiểu rõ cách thức và quy trình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng và lựa chọn nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản trị đánh giá thực hiện công việc, quản trị tiền lương và chế độ phúc lợi trong doanh nghiệp, và quan hệ lao động trong doan nghiệp;
- Hiểu rõ đặc điểm tâm lý, thái độ, hành vi của nguồn nhân lực trong tổ chức, cách thức quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức công và trong môi trường quốc tế;
- Nắm vững các kiến thức bổ trợ cho quản trị nhân lực như: bảo hiểm, thống kê lao động, quản trị chất lượng, lãnh đạo,…
* Kỹ năng
+ Kỹ năng cứng
- Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, trong học thuật và nghiên cứu khoa học ở mức độ tối thiểu B1 khung Châu Âu;
- Kỹ năng hoạch định chiến lược và lập kế hoạch nguồn nhân lực;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng phân tích công việc, lập bản mô tả công việc;
-Khả năng xây dựng, phân tích và đánh giá các chính sách liên quan đến lao động, phân tích và đánh giá tình hình nhân lực của doanh nghiệp;
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhân lực;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành học quản trị nhân lực và có khả năng vận dụng các công cụ thống kê để thực hiện xử lý và phân tích số liệu trong quản trị nhân lực;
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức quản trị nhân lực: bao gồm khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức;
* Kỹ năng mềm
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo hoàn thành các công việc đúng thời hạn;
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử, đàm phán, truyền đạt thông tin; thuyết trình;
2.8.5.  Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các công việc trong các lĩnh vực:
- Quản trị, tư vấn, tuyển dụng nguồn nhân lực tại các loại hình doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.
- Quản lý, đào tạo, huấn luyện, duy trì và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức khác nhau.
- Có khả năng tổ chức và điều hành công việc hành chính văn phòng trong doanh nghiệp, cơ quan.
- Đảm nhận các công việc kinh doanh và xúc tiến khách hàng của các công ty cung ứng nguồn nhân lực;
- Quản trị tiền lương và các chế độ, chính sách cho người lao động;
- Có khả năng đảm nhận các vị trí quản lý như: trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng hành chính, trưởng các văn phòng đại diện, thư ký, trợ lý.
2.9.     Chuyên ngành Kiểm toán
2.9.1.  Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.9.2.  Tổng số tín chỉ: 122/163 tín chỉ
2.9.3.  Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.9.4.  Mục tiêu đào tạo
*Mục tiêu chung
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán (thuộc ngành Kế toán đã, đang đào tạo) được xây dựng và đã được Đại học Huế cho phép đào tạo từ năm 2006, đến nay Trường đang đào tạo khóa thứ 8 và đã có 4 khóa tốt nghiệp. 
 Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán đã được Trường Đại học Kinh tế chỉnh sửa, bổ sung và chuyển đổi sang mã ngành cấp IV: Kiểm toán với mục tiêu và kỹ năng như sau:
Đào tạo cử nhân Kiểm toán có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, pháp luật, quản lý doanh nghiệp, nắm vững kiến thức chuyên sâu về kiểm toán.
Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình đào tạo ngành Kiểm toán cần đạt được những kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau đây:
 *Kiến thức
- Hiểu nguyên lý căn bản về kinh tế, quản lý và tài chính;
- Hiểu hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kiểm toán;
- Giải thích được quan điểm và nguyên lý căn bản về kế toán và kiểm toán.
* Kỹ năng
- Đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu B1 khung tham chiếu Châu Âu hoặc ngoại ngữ khác tương đương theo qui định;
- Sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, xử lý và phân tích thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán;
- Khả năng lập kế hoạch, thực hiện các cuộc kiểm toán;
- Khả năng phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp về những vấn đề về kiểm toán dựa trên những cơ sở dữ liệu khác trong một đơn vị;
- Khả năng làm việc theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. 
 2.9.5.Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán có thể làm việc tại các công ty kiểm toán, đơn vị kiểm toán nhà nước và các bộ phận kiểm toán nội bộ trong các tổ chức; hoặc có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán, có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn (thạc sĩ hoặc tiến sĩ).
2.10.   Chuyên ngành Kế toán
2.10.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.10.2. Tổng số tín chỉ: 120/163 tín chỉ
2.10.3. Yêu cầu Tiếng Anh: Tương đương B1
2.10.4. Mục tiêu đào tạo
       *Mục tiêu chung đào tạo chung
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, pháp luật, quản trị doanh nghiệp;
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về kế toán.
* Mục tiêu đào tạo riêng:
- Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về kế toán trong các doanh nghiệp và các tổ chức;
- Có khả năng tổ chức và thiết kế hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp, các tổ chức;
- Có khả năng làm việc tại các bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp, các tổ chức và các công ty tư vấn kế toán.
2.11.   Chuyên ngành Kinh tế chính trị
2.11.1 Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.11.2. Tổng số tín chỉ: 122/152 tín chỉ
2.11.3. Yêu cầu Tiếng Anh : Tương đương B1
2.11.4. Mục tiêu đào tạo:
* Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân Kinh tế chính trị có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có năng lực giải quyết công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:
* Kiến thức
a) Hiểu được những kiến thức nền tảng mang tính phương pháp luận và những hiểu biết về cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho người học.
b) Nắm vững những kiến thức cần thiết về khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng khả năng học tập ở bậc đại học và các bậc cao hơn; biết sử dụng thành thạo máy tính về soạn thảo văn bản và có trình độ tiếng Anh theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ châu Âu B1 hoặc tương đương.
c) Nắm vững kiến thức cơ sở của khối ngành và kiến thức chung của ngành làm cơ sở cho việc tiếp cận, đi sâu nghiên cứu kiến thức chuyên ngành.
d) Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về kinh tế, chính trị của các phương thức sản xuất xã hội trong lịch sử: các lý thuyết kinh tế của các đại biểu, trường phái tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử; những vấn đề kinh tế, chính trị về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; lí luận kinh tế chính tr ị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và vận dụng các lý thuyết kinh tế thể hiện trong đường lối kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Kỹ năng
 Kỹ năng cứng
a) Kỹ năng nghiên cứu lý luận về những vấn đề kinh tế, chính trị, x ã hội qua các phương thức sản xuất trong lịch sử.
b) Kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội làm cơ sở để tham mưu cho công tác quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội.
c) Kỹ năng hoạch định những chính sách kinh tế của ngành, địa phương.
d) Kỹ năng quản lý kinh tế xã hội từ cấp trung ương tới địa phương, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Kỹ năng mềm
e) Kỹ năng tự nghiên cứu, tự học cho sinh viên, biết sắp xếp kế hoạch, tự chủ trong công việc.
f) Kỹ năng truyền đạt thông tin, thuyết trình về những vấn đề kinh tế chính trị thông qua các tiết học
g) Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, thảo luận nhóm, biết đúc kết bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu thực tiễn.
h) Kỹ giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường quốc tế với trình độ tiếng Anh tương đương
*  Thái độ
a) Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại; có tinh thần làm việc say mê, năng động và sáng tạo; có bản lĩnh chính trị, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ cộng đồng
b) Có ý thức tu dưỡng, trau dồi, cập nhật kiến thức chuyên môn và tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, chính trị, xã hội; hình thành đạo đ ức trong sáng, có quan hệ đúng mực, hài hòa với bạn bè, thầy cô giáo.
c) Có ý thức trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; có tinh thần đấu tranh ủng hộ cái đúng, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, phê phán những luận điểm, hành động sai trái.
 2.11.5 Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:
- Trong các công ty, xí nghiệp (tổ chức nhân sự, kế hoạch thị trường, hành chính, tuyên giáo...)
- Trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương (tỉnh ủy, huyện ủy, ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng...)
2.12.   Chuyên ngành Ngân hàng
2.12.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.12.2. Tổng số tín chỉ: 122/151 tín chỉ.
2.12.3. Yêu cầu Tiếng Anh: tương đương B1
2.12.4. Mục tiêu đào tạo
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và giá trị giáo dục sau:
* Kiến thức:
a) Kiến thức giáo dục đại cương:
- Vận dụng được các kiến thức về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa và xã hội để phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và chuyên ngành Ngân hàng nói riêng.
b) Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quản lý
Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý kinh tế làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức ngành tài chính – ngân hàng và chuyên ngành Ngân hàng.
c) Kiến thức cúa ngành Tài chính – Ngân hàng
- Nắm vững được nguyên lý căn bản về tài chính, tiền tệ và ngân hàng.
- Nắm vững những nghiệp vụ tài chính và ngân hàng chủ yếu.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về hoạt động tài chính quốc tế.
- Nắm vững hệ thống thông tin kế toán để ra quyết định trong doanh nghiệp.
- Nắm vững các công cụ quản trị rủi ro tài chính.
d) Kiến thức chuyên sâu cảu chuyên ngành Ngân hàng
- Nắm vững kiến thức về hoạt động huy động và tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Nắm kiến thức về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng và các hoạt động đặc thù khác của ngân hàng.
- Nắm vững kiến thức về marketing và quản trị hoạt động ngân hàng.
- Nắm vững kiến thức về hoạt động của Ngân hàng trung ương.
* Kỹ năng:
- Sử dụng tốt các công cụ phân tích định lượng để thực hiện việc tính toán, phân tích và xử lý số liệu.
- Khả năng phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận khi ra quyết định đầu tư và tài trợ trong một doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp.
- Khả năng vận dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính.
- Khả năng tự tìm hiểu, áp dụng  các quy định luật pháp trong lĩnh vực ngân hàng.
- Khả năng thực hiện nghiệp vụ đặc thù trong ngân hàng, nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bao thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
- Khả năng sử dụng và khai thác công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập, phân tích và cung cấp thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.
- Khả năng phân tích và đầu tư chứng khoán.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
- Sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (nghe, nói, đọc, viết) (Tiếng Anh – trình độ B1 chuẩn Châu Âu)
- Khả năng tự học một cách chủ động và độc lập.
- Khả năng tư duy logic, biện chứng, tổng hợp, phân tích và phê phán.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, đàm phán trong kinh doanh.
- Có kỹ năng thuyết trình.
* Thái độ:
- Tuân thut pháp luật và chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp.
- Có quan điểm chính trị rõ rang
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
2.12.5. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để đảm nhận các vị trí trong ngân hàng như : cán bộ tín dụng, nhân viên kế toán, nhân viên phòng thanh toán quốc tế,… Sinh viên cũng có thể làm việc cho các công ty chứng khoán, tổ chức trung gian tài chính khác, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về tài chính ngân hàng như Ngân hàng nhà nước….

2.13.   Chuyên ngành Tài chính
2.13.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.13.2. Tổng số tín chỉ: 122/151 tín chỉ.
2.13.3. Yêu cầu Tiếng Anh: tương đương B1
2.13.4. Mục tiêu đào tạo
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và giá trị giáo dục sau:
* Kiến thức:
e) Kiến thức giáo dục đại cương:
- Vận dụng được các kiến thức về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa và xã hội để phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và chuyên ngành Tài chính nói riêng.
f) Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế - quản lý
Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý kinh tế làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức ngành tài chính – ngân hàng và chuyên ngành Tài chính.
g) Kiến thức cúa ngành Tài chính – Ngân hàng
- Nắm vững được nguyên lý căn bản về tài chính, tiền tệ và ngân hàng.
- Nắm vững những nghiệp vụ tài chính và ngân hàng chủ yếu.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về hoạt động tài chính quốc tế.
- Nắm vững hệ thống thông tin kế toán để ra quyết định trong doanh nghiệp.
- Nắm vững các công cụ quản trị rủi ro tài chính.
• Kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Tài chính
- Nắm vững kiến thức về thị trường tài chính và các nghiệp vụ trên thị trường tài chính.
- Nắm kiến thức về hoạt động tài chính của Chính phủ và cách thức Chính phủ sử dụng chính sách công để điều tiết nền kinh tế.
- Vận dụng kiến thức để lựa chọn dự án đầu tư, nguồn tài trợ trong doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp.
 * Kỹ năng:
- Sử dụng tốt các công cụ phân tích định lượng để thực hiện việc tính toán, phân tích và xử lý số liệu.
- Khả năng phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận khi ra quyết định đầu tư và tài trợ trong một doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp.
- Sử dụng và khai thác công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập, phân tích và cung cấp thông tin trong lĩnh vực tài chính.
- Khả năng diễn giải những thông tin tài chính từ các báo cáo kế toán và thị trường tài chính.
- Khả năng nhận biết và quản trị rủi ro tài chính trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và một tổ chức tín dụng.
- Khả năng thẩm định tài chính và lựa chọn dự án đầu tư.
- Khả năng thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu trong một ngân hàng thương mại.
- Khả năng phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận khi ra quyết định đầu tư và tài trợ trong một doanh nghiệp.
- Khả năng vận dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính.
- Khả năng phân tích đầu tư chứng khoán.
- Khả năng phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp về những vấn đề tài chính trong một đơn vị dựa trên những cơ sở dữ liệu khác nhau.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
- Sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (nghe, nói, đọc, viết) (Tiếng Anh – trình độ B1 chuẩn Châu Âu)
- Khả năng tự học một cách chủ động và độc lập.
- Khả năng tư duy logic, biện chứng, tổng hợp, phân tích và phê phán.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, đàm phán trong kinh doanh.
- Có kỹ năng thuyết trình.
* Thái độ:
- Tuân thut pháp luật và chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp.
- Có quan điểm chính trị rõ rang
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
2.13.5. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính có thể đảm nhận các công việc như quản trị tài chính, thẩm định tài chính dự án, đầu tư chứng khoán tại ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư….
- Sinh viên cũng có thể làm việc cho các công ty kiểm toán, các bộ phận tài chính – kế toán của các công ty kinh doanh, các công ty bảo hiểm, các cơ quan quản lý như Sở tài chính, Cục thuế, Hải quan …
2.14. Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh tế.
   NGÀNH THỐNG KÊ KINH TẾ
2.14.1 Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.14.2 Tổng số tín chỉ: 122/155 tín chỉ
2.14.3. Yêu cầu tiếng Anh: tương đương trình độ B1
2.14.4. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân Ngành Thống kê Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; năng động, sáng tạo và khả năng tự lập nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Ngành Thống kê kinh tế, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:
• Kiến thức
Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau:
a. Kiến thức giáo dục đại cương
- Nắm vững kiến thức về lý luận chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn;
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
b. Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế  - quản lý
- Nắm vững kiến thức cơ sở của khối ngành kinh tế, quản lý và xã hội (kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô);
- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế để tiếp thu kiến thức giáo dục khối ngành và ngành.
c. Khối kiến thức chung của ngành
Có kiến thức cập nhật về khối kiến thức của ngành như: lý thuyết thống kê 1, lý thuyết thống kê 2, tạo điều kiện tiếp thu tốt các kiến thức liên quan đến các môn học thuộc ngành và chuyên ngành.
d. Khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê ở cấp độ doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương và quốc gia;
- Có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp điều tra thống kê; thống kê mô tả và các công cụ tổng hợp và trình bày dữ liệu;
- Có kiến thức chuyên sâu về các công cụ và mô hình để phân tích - dự báo thống kê trong các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức và doanh nghiệp;
- Có kiến thức về phân tích kinh tế - xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng.

Kỹ năng
Chuẩn về kỹ năng bao gồm chuẩn đầu ra cho các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm như sau:
a. Kỹ năng cứng
- Kỹ năng xây dựng và tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê ở doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương và quốc gia;
- Kỹ năng thiết kế nghiên cứu, xây dựng phương án điều tra và thực hiện thu thập dữ liệu theo các phương pháp khác nhau đối với các hiện tượng kinh tế - xã hội, nghiên cứu thị trường;
- Kỹ năng tổng hợp, xử lý dữ liệu, phân tích, đánh giá, ra quyết định; sử dụng thành thạo một số phần mềm thống kê chuyên dụng;
- Kỹ năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, công cụ và phần mềm thống kê để mô tả, phân tích – dự đoán thống kê trong công tác chuyên môn tại các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp;
- Kỹ năng khai thác dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, hoạch định chính sách kinh tế xã hội và thực hiện các chức năng quản trị kinh doanh ở các cấp;
- Kỹ năng viết báo cáo phân tích thống kê;
- Khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề bằng phân tích định lượng.
b. Kỹ năng mềm
- Có khả năng hoà nhập và thích ứng môi trường nghề nghiệp;
- Có khả năng nghiên cứu, lập luận, giao tiếp và xử lý tình huống, tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động phong trào cũng như các hoạt động xã hội;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm: thích nghi với các môi trường làm việc theo nhóm;
- Có khả năng sử dụng tin học, ngoài ra, có thể sử dụng phần mềm tin học thuộc ngành đào tạo.
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh tương đương B1 hoặc tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc tương đương A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Các kỹ năng mềm khác: có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
• Chuẩn về thái độ
Chuẩn về thái độ bao gồm:
a. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có phẩm chất chính trị, có thái độ tôn trọng và chấp hành nghiêm túc pháp luật Nhà nước, có ý thức trách nhiệm công dân;
- Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, giản dị, gương mẫu, có ý thức đoàn kết, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, chống tham ô, lãng phí, có thái độ kính trọng, thương yêu và giúp đỡ đồng nghiệp.
b. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tôn trọng nội quy, quy chế của cơ quan và có tác phong công nghiệp;
- Chủ động, sáng tạo và nhạy bén xử lý mọi tình huống, hình thành được thói quen làm việc có kế hoạch, thận trọng, tỷ mỷ, chuẩn xác, luôn bình tĩnh và tự tin;
- Biết phát huy dân chủ, tôn trọng tập thể, có tác phong sâu sát, chặt chẽ, thể hiện được tính quyết đoán trong công việc;
- Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học tập nâng cao trình độ.
c. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có đạo đức, trách nhiệm và ý thức cộng đồng; tôn trọng pháp luật;
- Trung thực và có ý thức tổ chức kỷ luật lao động;
 
2.14.5. Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Ngành Thống kê kinh tế có thể làm việc trong nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau:
- Chuyên viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội;
- Tại các bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;
- Các tổ chức tư vấn, nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế;
- Các dự án, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế;
- Nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, viện, trung tâm nghiên cứu;
- Giảng viên trong các trường đại học, học viện đào tạo về kinh tế.
- Tham gia thành lập các tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu.
2.15.   Ngành Hệ thống thông tin quản lý
2.15.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.15.2. Tổng số tín chỉ: tích lũy tối thiểu 122 tín chỉ
2.15.3. Yêu cầu tiếng Anh: tương đương trình độ B1
2.15.4. Mục tiêu đào tạo
Hệ thống Thông tin luôn giữ một vai trò quan trọng trong quản lý, kinh doanh. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, ứng dụng và quản lý dữ liệu hợp lý nhằm tối ưu hóa việc vận hành doanh nghiệp.
Theo học chương trình Cử nhân Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức thú vị và bổ ích về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; về hệ thống thông tin, thống kê và phân tích số liệu. Sinh viên sẽ nắm vững các kỹ năng từ xây dựng, quản trị dữ liệu đến chiến lược thương mại điện tử; từ cấu trúc hệ thống phần cứng máy tính đến lập trình phần mềm; từ giao diện trang web đến những ứng dụng đa phương tiện.
 
 Thông qua phương pháp giảng dạy gắn liền với thực tiễn, ứng dụng các thành tựu công nghệ vào các tình huống thật trong kinh doanh, sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể tự tin thiết lập, quản lý và triển khai các giải pháp hệ thống thông tin quản lý, kinh doanh hoặc đảm nhiệm các vị trí công việc quan trọng như chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia quản lý thông tin hay cố vấn hệ thống hoạch định nguồn lực kinh doanh.
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngành có thể tự tin hướng đến các vị trí nghề nghiệp sau:
- Chuyên viên xử lý, phân tích số liệu
- Giám đốc phát triển kinh doanh
- Quản lý dự án
- Cố vấn giải pháp kinh doanh
- Chuyên viên phân tích kinh doanh
- Giám đốc thông tin
- Chuyên viên thiết kế website
- Chuyên viên quản trị hệ thống thông tin
- Trưởng phòng hệ thống thông tin
- Chuyên viên quản trị bảo mật
- Chuyên viên kiểm toán thông tin
- Sản xuất công nghệ số
- Cựu sinh viên làm việc tại đâu ?
- Cơ quan nhà nước
- Các cục, chi cục Thống kê tỉnh, thành phố
- Sở Thông tin & truyền thông các tỉnh, thành phố
- Doanh nghiệp
- VNPT, FPT Group, Viettel Group,...
- Fast, Misa, Bravo,...
- Prudential, Formosa,...
- Vietinbank, Agribank,...
- Và tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác trong cả nước
2.16.         Chuyên ngành Tin học Kinh tế
2.16.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.16.2. Tổng số tín chỉ: 122/153 tín chỉ
2.16.3. Yêu cầu tiếng Anh: tương đương B1
2.16.4. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống Thông tin Quản lý - chuyên ngành Tin học Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về Tin học Kinh tế, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế xã hội.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học Kinh tế, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:
• Kiến thức
Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau:
a. Kiến thức giáo dục đại cương
- Nắm vững kiến thức về lý luận chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hiểu biết về pháp luật trong kinh tế, các kiến thức xã hội học, hiểu biết về môi trường địa lý trong nước cũng như quốc tế;
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
b. Kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế  - quản lý
- Nắm vững kiến thức cơ sở của khối ngành kinh tế, quản lý và xã hội (kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô);
- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế để tiếp thu kiến thức giáo dục khối ngành và ngành;
- Có kiến thức cập nhật về khối kiến thức cơ sở như: nguyên lý kế toán, quản trị học, luật kinh tế… tạo điều kiện tiếp thu tốt các kiến thức liên quan đến các môn học thuộc ngành và chuyên ngành.
c. Kiến thức ngành - chuyên ngành
- Nắm vững khối kiến thức ngành hệ thống thông tin quản lý như: toán rời rạc, cơ sở dữ liệu, cơ sở lập trình, hệ thống thông tin quản lý, kiến trúc máy tính và hệ điều hành … làm nền tảng để tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành;
- Hiểu biết và biết vận dụng các kiến thức cơ bản, các kiến thức cập nhật về tin học và ứng dụng tin học trong quản lý, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh;
- Vận dụng các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về hệ thống thông tin dựa trên máy tính nhằm hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội thông qua một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ như: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phát triển hệ thống thông tin, hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, lập trình ứng dụng trong quản lý, công nghệ phần mềm, lập trình ứng dụng web, quản trị doanh nghiệp tin học;
- Sử dụng các kiến thức bổ trợ như: quản trị tài chính, lập và phân tích dự án đầu tư,… để hỗ trợ các kiến thức chuyên ngành trong những hoạt động, công việc thực tế.
*  Kỹ năng
Chuẩn về kỹ năng bao gồm chuẩn đầu ra cho các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm như sau:
- Vận dụng các kiến thức tin học căn bản và các kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng các ứng dụng phần mềm, sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn trong môi trường Internet;
- Vận dụng phương pháp làm việc và tư duy khoa học, phân tích và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin;
- Hiểu và khả năng tư vấn về giải pháp kỹ thuật và công nghệ, tư vấn thiết kế hệ thống, có khả năng phân tích, thiết kế thuật toán, xây dựng giải pháp làm cơ sở để giải quyết các bài toán ứng dụng trong thực tế, có thể chủ động thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khoa học và xã hội, sử dụng được các phần mềm chuyên dùng thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Hiểu và vận dụng các kĩ năng xử lý các vấn đề liên quan đến phần mềm máy tính của hệ thống, ứng dụng hệ thống thông tin trong một tổ chức, biết cách xây dựng, quản trị các dự án phát triển hệ thống thông tin;
- Hiểu rõ và vận dụng các kĩ năng phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống mạng, các hệ thống thông tin trong kinh doanh và quản lý của các tổ chức;
- Có khả năng hiểu các chuẩn công nghệ mới trong phát triển phần mềm cũng như khả năng quản lý các dự án phát triển phần mềm theo một số chuẩn hiện đại;
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp, tiếp cận được các công nghệ mạng mới.
- Có khả năng tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập;
- Có kỹ năng tổ chức công việc và làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề tổng hợp trong quá trình phát triển hệ thống thông tin quản lý;
- Có khả năng trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục, rõ ràng và dễ hiểu về các chủ đề kinh tế, xã hội, công nghệ, đặc biệt là các chủ đề về hệ thống thông tin quản lý;
- Có khả năng quản lý thời gian, nguồn lực, dự án và lãnh đạo nhóm thực hiện dự án, công việc;
- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: sinh viên tốt nghiệp có trình độ TOEIC tối thiểu 350 điểm (hoặc tương đương), trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Ngoài ra, có kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, đọc và hiểu các tài liệu chuyên môn hệ thống thông tin quản lý bằng tiếng Anh.
 *  Thái độ
- Có phẩm chất chính trị, có thái độ tôn trọng và chấp hành nghiêm túc pháp luật Nhà nước, có ý thức trách nhiệm công dân;
- Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, giản dị, gương mẫu, có ý thức đoàn kết, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, chống tham ô, lãng phí, có thái độ kính trọng, thương yêu và giúp đỡ đồng nghiệp.
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tôn trọng nội quy, quy chế của cơ quan và có tác phong công nghiệp;
- Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học tập nâng cao trình độ.
- Có đạo đức, trách nhiệm và ý thức cộng đồng;
- Chân thành, độ lượng, có lòng trắc ẩn, tôn trọng luật pháp.
2.16.5 Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Cử nhân chuyên ngành Tin học Kinh tế có thể làm việc trong nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau:
- Các bộ phận ứng dụng tin học trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế và thành phần kinh tế; các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, …
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài với các vị trí công việc điển hình như:
+ Lập trình ứng dụng;
+ Quản trị mạng;
+ Quản trị cơ sở dữ liệu;
+ Phân tích nghiệp vụ;
+ Thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin;
+ Quản lý dự án hệ thống thông tin.
- Chuyên gia tư vấn về hệ thống thông tin quản lý cho các tổ chức kinh tế - xã hội về các vấn đề như hoạch dịnh và lập kế hoạch hệ thống thông tin quản lý, quản trị các nguồn lực thông tin…;
- Cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý, chuyên gia hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức kinh doanh và cung ứng các giải pháp hệ thống thông tin quản lý;
- Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp khối kinh tế, quản trị kinh doanh, học viên hoặc chuyên viên nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý trong các viện nghiên cứu (sau khi được đào tạo thêm bậc sau đại học).
Nhằm giúp cho sinh viên có nền tảng kiến thức căn bản cũng như kỹ năng cần thiết trên bước đường thực hiện các giấc mơ, ý tưởng về khởi nghiệp, Trong thời gian qua Trường Đại học Hoa Lư đã chủ động tăng cường công tác phối hợp ký kết hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp ra trường. Các công ty, doanh nghiệp, đơn vị được Nhà trường triển khai hoạt động ký kết gồm có: Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình, hệ thống khách sạn cao cấp trên địa bàn tỉnh, như: Khách sạn Thùy Anh - Legend Ninh Bình, Khách sạn Hoa Lư Ninh Bình, Khách sạn Hoàng Sơn Ninh Bình, khách sạn The visai … Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên hàng năm được Nhà trường gắn với chương trình xướng danh và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên vào tháng 6; Nhà trường thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia sàn giao dịch việc làm do Trung tâm xúc tiến và giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động
- Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình tổ chức
Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ khởi nghiệp:
- Đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp: Bộ phận tư vấn việc làm, khởi nghiệp (trực thuộc Phòng Công tác sinh viên).
- Cán bộ phụ trách: Đinh Thị Liên
- Phó trưởng phòng Công tác sinh viên.

- Điện thoại văn phòng:   02293512917 ;
Điện thoại cá nhân: 0915517238

- Địa chỉ Email: Congtacsinhvien@hluv.edu.vn; dtlien@hluv.edu.vn          
- Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp được quy định trong Quy định về Công tác tổ chức, quản lý sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy (Quyết định số 17/QĐ-ĐHHL, ngày 01/01/2017)
         
Kết quả: Thường xuyên tổ chức chương trình Giao lưu khởi nghiệp. 

- Xây dựng học phần khởi nghiệp để đưa vào chương trình đào tạo một số ngành ngoài sư phạm (Quản trị kinh doanh, kế toán, Du lịch, Việt Nam học… )
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp. Cung cấp những phân tích, dự báo, tư vấn mang tính định hướng khởi nghiệp cho sinh viên.
- Cung cấp một số thông tin về các chương trình thực tập và tuyển dụng thông qua mối liên hệ với doanh nghiệp và cựu sinh viên.
- Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Ninh Bình: Công ty TNHH giày Athena, Khách sạn The Reed, Khách sạn Hoàng Sơn, Khách sạn Thùy Anh – Legend, các Trường mầm non Tiểu học, Mầm non, Trung học cơ sở trong và ngoài tỉnh,… với các vị trí việc làm như: Nhân viên kinh doanh, Kế toán viên, Giáo viên Mầm non, Giáo viên Tiểu học, Quản lý bộ phận, Lễ tân, Hướng dẫn viên du lịch…
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây