Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
SINCE 1976
Điểm đánh giá: 0 sao trong 0 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh

“Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS trình độ cao đẳng. Liên kết đào tạo trình độ đại học các ngành sư phạm và một số ngành nghề ngoài sư phạm có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương khác”. 
2. Tầm nhìn
Đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Trường CĐSP Đà Lạt tiếp tục lấy việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành sư phạm làm nòng cốt, vừa đào tạo vừa tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS; triệt để đổi mới căn bản, toàn diện để trở thành một cơ sở đào tạo có chất lượng cao. Nhà trường đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực với trình độ cao đẳng, đại học trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao đẳng của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác.
3. Giá trị cốt lõi
Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng một số lượng lớn nhiều thế hệ đội ngũ Cán bộ - Giáo viên MN, TH, THCS và đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành giáo dục Lâm Đồng. Đồng thời các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của trường đã được xã hội thừa nhận, tạo nên uy tín của nhà trường đối với các cơ quan quản lý, với cộng đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương khác. Những thành tựu nói trên đã tạo nên giá trị cốt lõi của Nhà trường, đó là: Uy tín, chất lượng và hiệu quả.
4. Mục tiêu chiến lược
Đến năm 2025 và những năm tiếp theo trường CĐSP Đà Lạt là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và một số ngành học ngoài sư phạm có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có năng lực và sức khoẻ; có ý thức và trách nhiệm phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kĩ năng và trình độ đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp; có năng lực sáng tạo trong dạy học, lao động, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo của trường cao đẳng. Trong nhiều năm qua, trường đã có một số hợp tác quốc tế ban đầu: một số GV nước ngoài đã tham gia dạy học lớp Anh văn từ các năm 2000 đến 2006. Trong các năm 1996 đến 2000, trường CĐSP đã có đào tạo một số lớp Pháp văn. Tuy nhiên, do nhu cầu ở trường THCS không có nhiều nên các lớp đã chấm dứt sau 3 khóa tuyển sinh. Nhìn chung mức độ hợp tác còn rất khiêm tốn và không đều đặn.
Nhà trường có nhiều thế mạnh trong hợp tác quốc tế:
+ Tiền thân của trường CĐSP là trường Lycée Yersin, bao gồm các HS Việt Nam và Pháp, vì vậy có nhiều cựu HS của nhà trường quan tâm, thường xuyên viếng thăm và tìm hiểu nhà trường.
+ Trong những năm 1980 – 1990, trường CĐSP Đà lạt đã có quan hệ với một số trường của Bêlarút (Liên xô cũ)
Trong nhưng năm gần đây, hằng năm trường CĐSP Đà Lạt tổ chức liên kết đào tạo liên thông từ bậc cao đẳng lên đại học cho hầu hết các ngành đào tạo với các trường Đại học, học viện lớn trên cả nước như: Đại học sư phạm 1, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học thể dục thể thao, Đại học Quy Nhơn, Đại học Đồng Tháp…với tổng số học viên trung bình hằng năm khoảng 600 học viên/ năm.
6. Các thành tích mà trường đạt được
- Bằng khen Thủ tướng chính phủ: “Đã có thành tích trong công tác năm học 2008-2009 đến năm 2010-2011, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc” Năm 2011
- Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng: “ Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm học 2013-2014” Năm 2014.
1. Giới thiệu chung về Khoa (tên Khoa, mỗi khoa 1 subsection)
- Khoa Tiểu học- Mầm non
- Khoa Tự nhiên
- Khoa Xã hội
- Khoa Bộ môn chung
2. Thông tin về từng Ngành
2.1. Ngành sư phạm Tiểu học
Tiểu học là bậc học không chỉ trang bị cho trẻ những kiến thức đầu đời mà còn rèn luyện, hình thành nên tính cách con người cho trẻ. Vì vậy, giáo viên tiểu học là nghề đòi hỏi phải được đào tạo chính quy trong trường Đại học, Cao đẳng sư phạm. Với cơ hội nghề nghiệp rộng mở, học ngành sư phạm tiểu học chính là lựa chọn hoàn hảo của những bạn trẻ có ước mơ làm giáo viên.
Hàng năm trường tuyển sinh và đào tạo cho hằng trăm sinh viên chuyên ngành sư phạm Tiểu học, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm lên tới 90%. (theo báo cáo của phòng Khảo thí – Kiểm định chất lượng).
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ: 115
2.2. Ngành sư phạm Mầm non
Giáo viên mầm non là công việc nuôi dưỡng, chăm sóc dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Đây là ngành học vô cùng quan trọng vì sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là người mẹ đỡ đầu cho các em vào cuộc sống học đường. Đây cũng là giai đoạn trẻ em sẽ khám phá tài năng, sở thích, làm quen dần với xã hội. Chính vì vậy, đây là chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non với những mục tiêu quan trọng mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ. Đặc trưng của trẻ trong giai đoạn này đang phát triển mạnh mẽ để khám phá thế giới, vì vậy cũng đòi hỏi giáo viên mầm non khả năng giao tiếp truyền đạt tốt đến các trẻ. Các kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện… trở thành yếu tố không thể thiếu với người giáo viên mầm non. Ngoài ra cũng cần quan tâm hơn nữa đến các môn: ngoại ngữ, tin học vì đây là môn bổ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.
Giáo viên mầm non cũng còn là nghệ sĩ múa, ca sĩ…Không chỉ biết hát hay, múa đẹp mà các cô còn là những nhà biên đạo múa tài ba khi biên đạo các bản nhạc bài hát thành những điệu múa uyển chuyển và tổ chức các lễ hội cho bé.
Bên cạnh đó, cô giáo còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ em. Sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức, về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của người mẹ đỡ đầu.
Cơ hội việc làm khi ra trường: Hiện nay hệ thống giáo dục mầm non ngoài các cơ sở công lập còn có rất nhiều các cơ sở ngoài công lập đào tạo. Vì vậy cơ hội việc làm sau khi học sư phạm mầm non rất rộng mở, các giáo viên mầm non có thể làm việc tại:
- Hệ thống các trường mẫu giáo trong nước và quốc tế
- Các cơ quan quản lý như các Sở, Phòng Giáo dục tại các địa phương trong cả nước
- Các tổ chức, trung tâm trong nước và quốc tế về giáo dục,…
- Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ: 115
2.3. Ngành sư phạm Anh văn
Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.
Mục tiêu cụ thể
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
Về kiến thức
Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, tiếng Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học tiếng Anh, có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.
Về kỹ năng
- Về tiếng Anh (bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) đạt trình độ post-intermediate (theo tiêu chuẩn quốc tế).
- Về nghiệp vụ sư phạm: nắm được và biết vận dụng các kĩ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các hoạt động dạy – học và quản lý lớp học tiếng Anh cũng như các kiến thức về nghiên cứu ngôn ngữ, phương pháp dạy học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
- Về kỹ năng học tập: có khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học. Biết theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Về công tác xã hội: biết tổ chức, vận động phụ huynh học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học tiếng Anh.
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Ngữ âm - Âm vị học tiếng Anh          
Những nét đại cương về lý thuyết ngữ âm học và âm vị học tiếng Anh nhằm giúp người học nắm được các quy luật cơ bản của âm tiếng Anh, hỗ trợ cho người học trong quá trình học thực hành giao tiếp cũng như nghiên cứu tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.
Ngữ pháp học tiếng Anh        
Đại cương về từ loại, các thành phần, chức năng ngữ pháp của các thành phần trong câu tiếng Anh, giới thiệu về ngữ pháp trên câu trong tiếng Anh, giúp người học củng cố ngữ pháp trong thực hành giao tiếp và trong nghiên cứu tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.
Từ vựng - Ngữ nghĩa học  
Những khái niệm cơ bản về các loại ngữ nghĩa nói chung và ngữ nghĩa trong tiếng Anh nói riêng, giúp người học củng cố năng lực giao tiếp và tạo điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Phân tích diễn ngôn
Những khái niệm cơ bản về diễn ngôn và văn bản, sự khác nhau giữa diễn ngôn và văn bản, khái niệm liên kết, mạch lạc, phuơng tiện tạo sản văn bản, kỹ năng phân tích văn bản thông qua cứ liệu là tiếng Anh, nhằm giúp người học củng cố được khả năng giao tiếp tiếng Anh và áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu tiếng Anh cũng như  phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Ngữ dụng học
Những khái niệm cơ bản của ngữ dụng học như: hành động lời nói, hàm ngôn và hiển ngôn, nghĩa mệnh đề và lực ngôn trung nhằm giúp người học củng cố được khả năng giao tiếp tiếng Anh, và áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu tiếng Anh cũng như  phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Dịch
Khái niệm dịch, các phương pháp xử lý bản dịch và kỹ năng dịch Anh - Việt và Việt - Anh thông qua thực hành dịch thuật các văn bản thuộc 3 chủ điểm thông thường, nhằm tạo điều kiện cho người học vận dụng mọi kiến thức và kỹ năng đã học về tiếng mà nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và giao tiếp liên ngôn, hỗ trợ cho người học tiến hành so sánh đối chiếu ngôn ngữ, nghiên cứu sâu hơn về tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.
Văn hoá - Văn minh Anh        
Những kiến thức cơ bản về văn hoá - văn minh Anh liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ như lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập quán, giúp người học tạo được nền tảng văn hoá cho việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu nghiên cứu tiếng Anh và phương pháp dạy tiếng Anh.
Văn hoá - Văn minh Mỹ         
Những kiến thức cơ bản về văn hoá - văn minh Mỹ liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ như lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập quán, giúp người học tạo được nền tảng văn hoá cho việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu nghiên cứu tiếng Anh và phương pháp dạy tiếng Anh.
Văn học Anh
Những nét cơ bản về lịch sử văn học, các giai đọan phát triển, những trường phái chính, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong văn học Anh, nhằm hỗ  trợ cho việc nâng cao kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Anh và dạy tiếng Anh.
Văn học Mỹ
Những nét cơ bản về lịch sử văn học, các giai đọan phát triển, những trường phái chính, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong văn học Mỹ, nhằm hỗ  trợ cho việc nâng cao kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Anh và dạy tiếng Anh.
Kỹ năng nghe hiểu 1
Từ chỗ phát huy kiến thức và kỹ năng đã được học ở phổ thông kèm việc luyện âm đến chỗ nâng dần khả năng nghe ở trình độ sau sơ cấp với các tiểu kỹ năng nghe hiểu như nghe hiểu ý chính, nghe hiểu thông tin cụ thể, nghe và ghi lại thông tin, nghe và điền thông tin chi tiết, nghe và tổ chức thông tin, nghe và sắp xếp thông tin, nghe hiểu thái độ.  
Kỹ năng nghe hiểu 2
Tạo dựng và phát triển kỹ năng nghe - ghi chép (note-taking skills) nội dung bài giảng, bài diễn thuyết để tiếp thu ngữ liệu và thông tin, tiếp tục phát triển các kỹ năng nghe hiểu đã học, đi sâu hơn vào khả năng nghe hiểu ghi chép bài giảng và nâng cao trình độ nghe hiểu tới trình độ trung cấp.
Kỹ năng nghe hiểu 3
Tiến tới trình độ hậu trung cấp, nghe hiểu các bản tin trên đài hoặc tivi, nắm vững và vận dụng thành thạo các tiểu kỹ năng nghe như nghe lấy ý chính, nghe và tóm tắt, có khả năng tham dự các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ trình bày bằng tiếng Anh.
Kỹ năng nghe hiểu 4  
Đạt trình độ nghe hậu trung cấp theo tiêu chuẩn quốc tế (Post-Intermediate), nghe các bản tin trên đài hoặc tivi. Nắm vững và vận dụng thành thạo các tiểu kỹ năng nghe như nghe lấy tin chính, nghe - tóm tắt và bình luận về nội dung đã nghe, có khả năng tham dự các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ trình bày bằng tiếng Anh.
Kỹ năng đọc hiểu 1
Phát huy kiến thức và kỹ năng đọc hiểu sơ cấp ở phổ thông, phát triển các kỹ năng như đọc lướt lấy ý chính, đọc hiểu thông tin chi tiết, đoán từ, suy đoán về nội dung cần đọc, v.v.. thông qua các bài khoá có độ dài phù hợp với các chủ đề trong cuộc sống thường ngày, phát triển khả năng tự tìm tài liệu đọc, đọc mở rộng (extensive reading) và chia sẻ thông tin.
Kỹ năng đọc hiểu 2
Phát triển khả năng đọc hiểu tài liệu ở trình độ từ Pre-Intermediate đến Intermediate trong hầu hết các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, các nghiên cứu và một số tài liệu mang tính học thuật. Tiếp tục phát triển và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ năng đọc hiểu như đọc lướt, đọc lấy ý chính, đọc hiểu được các thông tin chi tiết, hiểu ngụ ý của tác giả, suy luận thông tin dựa vào cấu trúc ngôn ngữ, đoán nghĩa từ vựng qua ngữ cảnh, hiểu dàn ý. Đạt được trình độ trung cấp (Intermediate) và phát triển các kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, đọc các tài liệu thực tế (authentic materials).
Kỹ năng đọc hiểu 3
Đọc hiểu các tài liệu ở trình độ từ Intermediate đến Post-Intermediate không chỉ trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội thông th­ường mà cả các tài liệu cập nhật dưới dạng tin tức, báo chí, xã luận, các nghiên cứu và một số tài liệu mang nội dung học thuật.
Nắm vững và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ năng đọc hiểu đã học, phát triển các kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, hình thành thói quen đọc phê phán (critical reading) và nói hoặc viết bình luận về những nội dung đã đọc. Hướng tới các kỹ năng đọc hiểu cao hơn, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu các tài liệu trong các môn lý thuyết tiếng Anh và trong các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng đọc hiểu 4
Đọc hiểu các tài liệu ở trình độ từ Post-Intermediate đến Advanced trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội thông th­ường và các văn bản mang tính học thuật. Nắm vững và sử dụng thành thạo các kỹ năng đọc hiểu nh­ư đọc lư­ớt, đọc lấy ý chính, đọc hiểu đư­ợc ẩn ý.
Kỹ năng nói 1
Phát huy kiến thức từ phổ thông, vận dụng vốn từ, cấu trúc câu, kết hợp với luyện âm, ngữ điệu để miêu tả, truyền tải thông tin, diễn đạt ý, đối đáp trong các tình huống đàm thoại. Biết nêu ý kiến về sở thích, đồng tình hoặc không đồng tình về một chủ đề, trình bày lý do ở trình độ sau sơ cấp.
Kỹ năng nói 2
Tiếp tục phát triển các kỹ năng nói đã học để miêu tả, so sánh và đánh giá; nắm vững các mẫu câu sử dụng trong hội thoại và có thể đối thoại một cách thành thạo trong các tình huống trong đời sống hàng ngày. Biết cách đưa ra ý kiến và lý lẽ tranh luận trong các tình huống dựa trên các chủ đề gợi ý.
Kỹ năng nói 3
Biết tổng hợp thông tin thu được thông qua các kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu để đáp lại một câu hỏi, một cuộc hội thoại, một bài phát biểu, hay một bài giảng một cách hợp lý.
Áp dụng hợp lý những kỹ năng học thuật (ghi chép, tóm tắt, diễn giải, tổng hợp) trong phát triển kỹ năng nói tiếng Anh. Trình bày quan điểm, ý kiến một cách rõ ràng, trực tiếp, có lôgic, với đầy đủ những chi tiết và ví dụ minh hoạ cần thiết. Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong môi trường học tập, trong quá trình thực tập sư phạm cũng như trong giao tiếp hàng ngày với người nước ngoài/người bản xứ.
Kỹ năng nói 4
Nắm vững và sử dụng thành thạo những kỹ năng học thuật trong phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trong môi trường học tập, giảng dạy tiếng Anh ở phổ thông cũng như trong giao tiếp hàng ngày với người nước ngoài/người bản xứ, có thể tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành tiếng Anh; đạt trình độ hậu trung cấp (Post-Intermediate) theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kỹ năng viết 1
Phát huy khả năng viết từng câu đúng từ phổ thông, nhận biết, phân tích, sửa lỗi sai ở cấp độ câu, viết được các loại câu đơn, câu phức đúng ngữ pháp và có ý nghĩa; viết một đoạn văn hoàn chỉnh theo chủ đề, viết thư, và một số dạng văn miêu tả.
Kỹ năng viết 2
Phát huy các kỹ năng viết đã học, viết các dạng bài văn trần thuật về một sự kiện, kể chuyện, tiểu sử; làm quen với các bước trong quy trình viết một bài luận theo các cấu trúc khác nhau.
Kỹ năng viết 3
Nắm vững và thực hành tốt một số kỹ năng viết cơ bản ở trình độ trung cấp (Intermediate) trong viết đoạn văn, các kỹ năng chuyên sâu và các phương thức tổ chức liên kết văn bản học thuật trong viết bài luận, bình luận, tiểu luận và nghiên cứu khoa học.
Phân tích các loại văn bản khác nhau trong tiếng Anh để hiểu cách viết các văn bản đó và áp dụng trong quá trình viết.
Kỹ năng viết 4
Phát huy các kỹ năng đã đạt được ở các học phần trước, nắm được các kỹ năng viết chuyên sâu; phát triển và sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc trong bài viết tiếng Anh.
Áp dụng các kỹ năng học thuật như ghi chép, tóm tắt, tổng hợp, v.v.. vào viết các bài luận với thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Lý luận dạy học tiếng Anh
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về dạy và học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh, tạo điều kiện để người học thực hành tốt trong các khâu của việc dạy ngoại ngữ, đi sâu nghiên cứu trong trường và sau khi tốt nghiệp.
Phương pháp dạy học tiếng Anh
Học phần này nhằm giúp người học hiểu biết và thực hành tốt về việc dạy các thành tố và kỹ năng tiếng Anh.
Kiểm tra đánh giá tiếng Anh
Học phần này nhằm giúp người học nắm vững và thực hành tốt về các khâu khác trong dạy ngoại ngữ như: soạn chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá, quản lý lớp học.
Thực tập sư phạm 1
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp  Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (dạy 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).
Thực tập sư phạm 2
Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ:
2.4. Ngành sư phạm Ngữ văn
 Chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên năng động, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Chương trình đào tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới. Sinh viên tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở đào tạo khác nhau trong hệ thống giáo dục, vừa có năng lực nghiên cứu, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và tham gia công tác tại  các viện nghiên cứu, tổ chức đặc thù…
Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
 Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy Ngữ văn ở các trường Trung học cơ sở
- Làm cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục;
- Làm chuyên viên, nhà báo, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ:
2.5. Ngành sư phạm Địa – Sử
Đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý, lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy Địa lý, lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Có khả năng giảng dạy các kiến thức địa lý, lịch sử cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học cơ sở hiện nay.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ:
2.6. Ngành sư phạm Giáo dục công dân
Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Công dân trình độ cao đẳng phải :
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục công dân còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục công dân trong kế hoạch dạy học ở trường THCS, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ:
2.7. Ngành sư phạm Giáo dục thể chất
Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Thể chất trình độ cao đẳng phải :
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, đạo đức, tác phong người thầy giáo, có ý thức trách nhiệm xã hội.
- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Giáo dục Thể chất ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục Thể chất còn có thể dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục Thể chất trong kế hoạch dạy học ở trường THCS, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thời lượng đào tạo : 03 năm
Số tín chỉ:
2.8. Ngành giáo dục Công tác đội
Đào tạo giáo viên giáo dục Công tác Đoàn - Đội học có trình độ cao đẳng, có khả năng phụ trách công tác Đoàn, Đội trong các trường THCS, Tiểu học; có kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở cần thiết để áp dụng vào việc học các môn chuyên ngành Công tác Đoàn – Đội, có nghiệp vụ sư phạm, khả năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào quá trình tổ chức các hoạt động Đoàn – Đội ở THCS và Tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong các hoạt động tổ chức Đoàn – Đội; có thể học liên thông lên đại học.
Cơ hội việc làm khi ra trường:
- Phụ trách Công tác Đoàn – Đội ở trường THCS và bậc Tiểu học;
- Làm việc được trong các cơ quan Đoàn thanh niên các cấp Tỉnh Đoàn, huyện Đoàn, Đoàn xã. Hội phụ nữ, ban Dân vận….

2.9. Ngành sư phạm Toán – Tin
Đào tạo giáo viên Toán - Tin học có trình độ cao đẳng, có khả năng giảng dạy tốt các môn toán, tin học trong các trường THCS; có kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở cần thiết để áp dụng vào việc học các môn chuyên ngành Toán học, Tin học, có kiến thức chuyên ngành cơ bản về Toán học, Tin học cần thiết; có nghiệp vụ sư phạm, khả năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào quá trình dạy học Toán, Tin học ở THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Toán, Tin học ở THCS; có thể học liên thông lên đại học.
Học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Giảng dạy Toán học, Tin học ở các cấp trung học cơ sở;
- Làm việc được trong các cơ quan khoa học, các đơn vị sản xuất và kinh doanh có sử dụng Toán học, Tin học cơ bản, các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo;
- Giảng dạy thực hành tin học ở các trung tâm tin học;
- Biên tập viên các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản;
3.10. Ngành sư phạm Lý – KTCN
Ngành sư phạm vật lý – KTCN đào tạo cử nhân sư phạm có kiến thức cơ bản về toán học, ngoại ngữ, tin học và khoa học xã hội. Có kiến thức đầy đủ và sâu sắc về Vật lý – KTCN, thí nghiệm vật lý, vật lý lý thuyết, thiên văn học, lịch sử vật lý và vật lý hiện đại. Có kiến thức về lý luận dạy học vật lý, về chương trình vật lý – KTCN và thực tiễn dạy học vật lý – KTCN.  Cử nhân Sư phạm Vật lý có kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý để giải các bài toán về vật lý đại cương, các bài toán vật lý ở trường trung học phổ thông, giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống và ứng dụng vật lý trong kỹ thuật. Có năng lực giảng dạy vật lý, thực hiện các công việc của một giáo viên, có thể đáp ứng kịp thời với các yêu cầu phát triển của giáo dục.
  Sau khi học xong chương trình, người học có thể:
- Làm công tác giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu;
- Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh;
- Có năng lực sư phạm để tổ chức hiệu quả quá trình dạy học môn công nghệ, phần kỹ thuật công nghiệp ở phổ thông.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển của giáo dục phổ thông.
- Có đủ trình độ để theo học các hệ đào tạo cấp độ cao hơn như đại học,  thạc sĩ, tiến sĩ.
3.11. Ngành sư phạm Sinh – KTNN
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học chuyên ngành Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp đào tạo sinh viên trở thành giáo viên chuyên ngành Sinh học - Kỹ thuật nông nghiệp có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu

3.12. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
 Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch,... Đây được xem là ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.
SV sẽ nghiên cứu và học về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Ngoài ra, với những môn học chuyên ngành, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về Văn hóa tổ chức, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Địa lý du lịch, Quản trị sự kiện, Hướng dẫn du lịch, PR và truyền thông cho sự kiện,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện; quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,... Thêm vào đó, làm việc trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch - lữ hành của riêng mình.
3.13. Ngành Phiên dịch Tiếng Anh du lịch
Nghề Phiên dịch tiếng Anh du lịch thời gian đào tạo 2 năm với 81 tín chỉ tương đương với 1980 giờ, thời lượng thực hành chiếm trên 70% thời lượng toàn khoá học, bao gồm các nội dung chính (các môn chuyên môn chính gồm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh; nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh; thực hành biên phiên dịch tiếng Anh du lịch, tâm lý khách du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, tiếng Anh chuyên ngành lữ hành, khách sạn); trang bị cho người học kiến thức ở trình độ cao đẳng về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Anh, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ Anh; Các nội dung kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, thông dịch; Có hiểu biết chung về văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh trên thế giới; có kiến thức về văn hoá công sở trong môi trường làm việc đa văn hoá; Đạt được năng lực sử dụng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ cao đẳng tương đương chuẩn bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (KNLNNVN) để phục vụ mục đích nghề nghiệp.
Sau tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Cao đẳng Tiếng Anh du lịch.
Giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ quốc gia; Biên dịch, phiên dịch Anh – Việt và Việt – Anh trong các tình huống giao tiếp trong hoạt động du lịch; Thực hành kỹ năng các công việc văn phòng như: soạn thảo và quản lý các loại hồ sơ, tài liệu thông thường, các loại hợp đồng thương mại; giao tiếp qua thư điện tử; tổ chức và điều hành hội họp.
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
- Nhân viên lễ tân các Khách sạn hoặc các khu Resort;
- Hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh;
- Nhân viên làm việc trong các ngành dịch vụ du lịch;
- Trợ lý cho các trưởng bộ phận ở các Khách sạn hoặc các khu Resort;
- Trợ lý giám đốc cho các công ty du lịch và lữ hành;
- Thông dịch viên trong lĩnh vực du lịch (trình độ sơ cấp/trung cấp).
3.14. Ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin cũng như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.
Sau khi được đào tạo, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:
Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.
Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.
Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định.
Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT.
3.15. Ngành Khoa học thư viện
Đào tạo những cử nhân với kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực khoa học thư viện; Có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng trong việc lựa chọn, phát triển vốn tư liệu; xử lý thông tin tư liệu;  Tổ chức hệ thống tra cứu, lưu giữ, bảo quản tư liệu; phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn - các bộ sưu tập thông tin số, các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện…;  Tổ chức các dịch vụ thông tin và truyền thông đến mọi đối tượng người dùng tin khác nhau. Nắm chắc các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu; có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện.
Cơ hội việc làm khi ra trường:
Khả năng hiểu và đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng người dùng tin trong mọi lĩnh vực là điểm mạnh giúp sinh viên ngành Thư viện - Thông tin học có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường và làm đúng ngành nghề.
Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị thông tin có thể làm các vị trí: như quản trị thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo…; nhân viên quản trị website, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính…ở các cơ quan, tổ chức; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về khoa học thư viện, thông tin học.
Đối với ngành Thư viện - Thông tin, sinh viên có thể trở thành chuyên viên thư viện - thông tin tại các cơ quan thông tin và thư viện; chuyên viên quản lý thông tin, hồ sơ, tài liệu tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tương tự, sinh viên có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về khoa học thư viện, thông tin học.
 
Trường CĐSP Đà Lạt luôn xác định hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là một nội dung trong tâm trong công tác đào tạo của nhà trường nhằm tạo thuận lợi cho bước chuyển tiếp từ nhà trường ra nơi làm việc đối với sinh viên. Hàng năm nhà trường phối hợp với Trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm tỉnh Lâm Đồng tư vấn, trao đổi, giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Thông qua các kênh của Đoàn thanh niên, phòng TCCB-CTSV, trang facebook.com/dtcdspdalat/. Facebook.com/cdspdalat/. Nhà trường đã tư vấn, giới thiệu việc làm, nơi có nhu cầu tuyển nhân sự tới cho sinh viên có nhu cầu.
Thông qua các buổi “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” đầu khóa học, đầu năm học, cuối khóa học, các buổi chào cờ đầu tháng nhà trường đã tuyên truyền đến sinh viên các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp; cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra nhà trường còn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
100% sinh viên của nhà trường được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.
Hàng năm có ít nhất 05 ý tưởng của sinh viên, đoàn viên tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, trong đó có ít nhất 01 dự án khởi nghiệp được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư khác.
Năm 2018 đoàn viên, sinh viên nhà trường đã có một số dự án khởi nghiệp nổi bật sau:
- “Túi gội đầu từ lá dâu tằm” của nhóm đoàn viên, sinh viên Nguyễn Huyền Sâm (Phó Bí thư Đoàn trường), Trần Thị Kim Anh (Bí thư liên chi đoàn), sinh viên Phạm Bảo Mai Hương, sinh viên Lê Thị Hồng Hân lọt vào vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Được Uỷ Ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp 150.000.000đ (một trăm năm mươi triệu đồng) để đưa vào sản xuất.
- “Sản xuất nấm bào ngư xám trên giá thể vỏ cà phê” của nhóm Lê Xuân Sơn, Nguyễn Huyền Sâm.
- “Mô hình giữ trẻ tại gia đình theo giờ” của nhóm Trần Thị Kim Anh, Võ Lê Như Ngọc đạt giải khuyến khích vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây