Trường Đại Học Hùng Vương
SINCE 2003
Điểm đánh giá: 0 sao trong 0 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.
2. Tầm nhìn
Xây dựng Trường Đại học Hùng Vương theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường học công viên đầu tiên của đất nước và xây dựng Nhà trường đạt các tiêu chí hội nhập khu vực và quốc tế vào năm 2030.
3. Mục tiêu chiến lược
- Xây dựng Trường Đại học Hùng Vương trở thành cơ sở đào tạo đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và của đất nước.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ giảng viên có trình độ cao cả về năng lực chuyên môn đến khả năng ngoại ngữ, tin học, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng, hiện đại hóa quy trình trong đào tạo, chú trọng đào tạo các ngành nghề mang tính đặc thù, được xã hội đón nhận và coi trọng.  
- Tăng cường mở rộng, hợp tác với các trường đại học, học viện, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm tối đa hóa các nguồn lực, góp phần khẳng định và nâng tầm vị thế của nhà trường trong hệ thống các trường đại học trong nước và trên thế giới.
4. Mô tả liên kết khu vực
Đại học Hùng Vương đã chủ động mở rộng hợp tác, ký kết với các trường đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các đối tác trong nước: Hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu uy tín như Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghệ Đồng Nai,... Ký kết hợp tác với trên 30 Tập đoàn, các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam: Tâp đoàn VinGroup, SunGroup, Viettel, Sông Hồng Thủ đô, Đức Hạnh BMG,…
Các đối tác nước ngoài: Hợp tác với các trường đại học, học viên trên thế giới trong liên kết đào tạo, cử giảng viên đi học NCS, trao đổi sinh viên thực tập như Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), Học viện King MongKut (Thái Lan), Trung tâm đào tạo quốc tế Ramat Negev (Israel), Trường Đại học Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc), Nhật Bản, Đài Loan,…
5. Các thành tích Nhà trường đạt được
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Phú Thọ cũng như của cả nước, Trường Đại học Hùng Vương vinh dự nhiều lần được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (1986), Huân chương Lao động hạng Nhì (1995), Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2018), Huân chương Hữu nghị CHDCND Lào, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2011, 2014), Bằng khen của Bộ Quốc phòng (2011), Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Cờ thi đua của Bộ Công an (2014), Cờ thi đua của UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ (2012, 2013, 2015, 2016) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Đặc biệt năm học 2018 - 2019, lần đầu tiên Nhà trường có 01 giảng viên trẻ được phong hàm Phó Giáo sư; đạt Huy chương vàng quốc tế tại Festival Wushu Trung Quốc – Asian; 1 HCB và 03 HCĐ Giải vô địch Wushu toàn quốc tổ chức tại Tp. Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại các kỳ thi như Olympic toàn quốc trong các lĩnh vực: Hóa học (1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 6 giải Ba), Toán học (3 giải Ba). Trong năm 2019, đoàn vận động viên của Trường tham gia
1. Khoa Kĩ thuật Công nghệ
1.1. Giới thiệu chung
Thành lập năm 2003, hiện nay Khoa gồm 4 bộ môn (Công nghệ phần mềm; Mạng và Truyền thông, Cơ khí, Điện – Điện tử). Hiện tại, tổng số cán bộ giảng viên: 24 người, trong đó: nam 14, nữ 10.
Đội ngũ giảng viên có 02 Tiến sỹ; 19 Thạc sĩ. Hiện tại có 02 nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại các nước có nền khoa học phát triển như: Đức, Đài Loan; trình độ đại học: 06 (trong đó có 03 đang học Cao học).

Email: khoakythuatcongnghe@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng với 30 % kiến thức được đào tạo tại doanh nghiệp, các cơ sở thực hành. Nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao và khả năng thích ứng tốt nhất trong công việc.
- Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến bắt kịp với trình độ giáo dục đại học trong nước và khu vực;
- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng môn học của các chuyên ngành đào tạo, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy;
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, chủ động khai thác dự án hợp tác quốc tế, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
- Tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho sinh viên và các nhà nghiên cứu.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo toàn diện về văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và tư tưởng đạo đức cho sinh viên.  
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 
* Các ngành đào tạo
- ĐH Công nghệ thông tin;
- ĐH Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử;
- ĐH Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí.
1.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
1.2.1. ĐH Công nghệ thông tin
- Thời lượng đào tạo: 4 năm, với tổng số tín chỉ 130.
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học và kỹ năng:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch; Kỹ năng lập trình; Kỹ năng tổ chức; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội trở thành kỹ sư, lập trình viên tại các công ty, doanh nghiệp về máy tính phần mềm; tham gia giảng dạy tại các trường THPT, cơ sở nghề, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập….
1.2.2. ĐH Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử
- Thời lượng đào tạo: 4 năm, với tổng số tín chỉ 130.
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học và kỹ năng:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch; Kỹ năng tổ chức; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên sau ra trường sẽ trở thành những nhà thiết kế, chế tạo máy móc tự động hóa; làm kỹ sư, cán bộ quản lý tại các nhà máy, xí nghiệp, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí điện tử, điều khiển tự động; tham gia công tác giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, các cơ sở đào tạo nghề.
1.2.3. ĐH Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
- Thời lượng đào tạo: 4 năm, với tổng số tín chỉ 130.
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học và kỹ năng:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch; Kỹ năng tổ chức; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành kỹ sư, lập trình viên, chuyên viên thiết kế, thi công các thiết bị máy móc cơ khí; Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất kinh doanh về cơ khí phục vụ an ninh quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không…
2. Khoa học Tự nhiên
2.1. Giới thiệu chung
Khoa Khoa học Tự nhiên được thành lập năm 2003 trên cơ sở Khoa Khoa học Tự nhiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ (tái thành lập Khoa vào tháng 12 năm 2018 từ Khoa Khoa học Tự nhiên và khoa Toán – Tin), trực thuộc Trường Đại học Hùng Vương với bề dày truyền thống về đào tạo các ngành sư phạm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Hiện nay, khoa có tổng số 32 cán bộ giảng viên, trong đó 01 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ, 06 Nghiên cứu sinh; 20 Thạc sĩ và 02 Cử nhân.          
Email: khoatunhien@hvu.edu.vn 
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận một đội ngũ lao động chất lượng cao, đạt chuẩn thuộc khối sư phạm ở trình độ Thạc sĩ (thạc sĩ Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán; thạc sĩ Thực vật học); trình độ Đại học (Toán học, Vật lý, Toán – Lý, Hóa học, Sinh học) và cử nhân Công nghệ sinh học.
- Triển khai đào tạo các ngành đào tạo đại học, sau đại học khoa học tự nhiên;
- Tổ chức các hoạt động: Nghiệp vụ sư phạm, thực tập chuyên môn cho người học của Khoa;
- Tham gia giảng dạy các môn chung của nhóm ngành có trong chương trình đào tạo các ngành khác của Trường;
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy Toán, Vật lý, Sinh học, Hóa học ở các trường phổ thông;
- Tham gia xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa các môn khoa học tự nhiên khi được yêu cầu.
- Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, phù hợp với trình độ giáo dục đại học trong nước và khu vực;
- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng các môn học của các chuyên ngành đào tạo, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy;
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có kĩ năng, trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh khai thác dự án hợp tác quốc tế, gắn hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học với đời sống.
- Tạo môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất cho sinh viên.
* Các ngành đào tạo
*) Trình độ Thạc sĩ:
- Thạc sĩ Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
- Thạc sĩ Sinh học
*) Trình độ đại học:
- ĐH Công nghệ Sinh học
- ĐH Sư phạm Hóa học
- ĐH Sư phạm Sinh học
- ĐH Sư phạm Vật lý
ĐH Sư phạm Toán học
- ĐH phạm Toán Lý
2.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
2.2.1. Thạc sĩ Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ)
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Trình độ tiếng Anh B1 khung châu Âu
- Học viên được học tập trong môi trường học tập chuyên nghiệp, trang thiết bị, phòng học, phòng thực hành hiện đại; Đội ngũ giảng viên trình độ cao là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ uy tín trong cả nước. Chương trình đào tạo được thiết kế tinh gọn, kết hợp những kiến thức nền tảng, cốt lõi, chuyên sâu về toán học hiện đại và khoa học giáo dục. Học viên sau khi tốt nghiệp được đánh giá cao và trở thành nguồn nhân lực có chất lượng có thể làm ở mọi vị trí liên quan đến toán học.
2.2.2. Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành Thực vật học
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ)
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Trình độ tiếng Anh B1 khung châu Âu.
- Sau tốt nghiệp, Thạc sĩ chuyên ngành Thực vật học sẽ có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc trong những lĩnh vực thực vật tại các trường đại học, viện nghiên cứu, được tham gia các đề tài, dự án ở nhiều cấp độ khác nhau và có vị trí việc làm và thu nhập ổn định.
2.2.3. ĐH Công nghệ Sinh học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 125 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy; Kỹ năng thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Giáo viên, cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, Y dược, Công nghệ sinh học tại các cơ quan quản lý về nông nghiệp, y tế; Trở thành các chuyên viên lỹ thuật, phát triển sản xuất, mở công ty, nhà máy kinh doanh các sản phẩm từ Công nghệ sinh học.
2.2.4. Đại học Sư phạm Hóa học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có thể làm: Giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục; làm cán bộ, nhân viên phân tích, kiểm định, quản lý, chất lượng (QC/QA), kiểm tra chất lượng (KCS)…tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh về hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, y tế.
2.2.5.Đại học Sư phạm Sinh học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có cơ hội trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên viên tại các phòng ban ở các trường ĐH, CĐ; Cán bộ nghiên cứu trong các trung tâm, Viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực sinh học.
2.2.6. Đại học Sư phạm Vật Lý
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có cơ hội trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên viên tại các phòng ban ở các trường ĐH, CĐ; Cán bộ nghiên cứu trong các trung tâm, Viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực vật lý.
2.2.7. ĐH Sư phạm Toán học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có cơ hội trở thành: Giáo viên giảng dạy sinh học tại các trường THPT, cán bộ, chuyên viên tại các phòng ban ở các trường ĐH, CĐ; Cán bộ nghiên cứu trong các trung tâm, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực toán học.
2.2.8. Đại học sư phạm Toán - Lý
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có cơ hội trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên viên tại các phòng ban ở các trường ĐH, CĐ; Cán bộ nghiên cứu trong các trung tâm, Viện nghiên cứu.
3. Khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch
3.1. Giới thiệu chung
Khoa KHXH&VHDL - Trường Đại học Hùng Vương thành lập năm 2003, tiền thân là Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, đóng trên địa bàn quê hương Đất Tổ Vua Hùng. Gắn liền với sứ mệnh vẻ vang của nhà trường, Khoa có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có trình độ cao, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Cùng với sự lớn mạnh của Trường, lực lượng giảng viên của Khoa ngày càng được tăng cường từ nhiều nguồn: giảng viên từ các trường đại học trên cả nước chuyển đến, sinh viên xuất sắc của các trường đại học khác và của Khoa được tiếp nhận. Hiện nay, Khoa KHXH&VHDL có 35 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 04 tiến sĩ, 05 nghiên cứu sinh, 25 thạc sĩ và 06 cử nhân với 25 Đảng viên. Khoa gồm 21 lớp, với hơn 528 sinh viên. Hiện tại Khoa có 4 bộ môn: Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; Văn hóa – Du lịch.

- Email: khoakhxhnv@hvu.edu.vn 
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Đào tạo các chuyên ngành sư phạm: ĐHSP Ngữ văn, ĐHSP Lịch sử, ĐHSP Địa lý, CĐSP Địa - GDCD, CĐSP Sử - GDCD nhằm cung cấp đội ngũ giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực
- Đào tạo các chuyên ngành ngoài sư phạm: ĐH Việt Nam học; ĐH Du lịch, ĐH Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực về công tác văn hoá, báo chí & truyền thông, hướng dẫn viên du lịch quản trị dịch vu & du lịch. Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành ngoài sư phạm của khoa có cơ hội việc làm cao, có thể làm việc trên địa bàn cả nước
- Hướng tới một sự phát triển bền vững, Khoa chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; chủ động trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế; mở rộng các ngành nghề đào tạo; quan tâm đặc biệt đến vấn đề đầu ra và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Khoa thực hiện đào tạo tiếng Việt và một số chuyên ngành cho lưu học sinh nước ngoài: Hàn Quốc; Trung Quốc; Lào
- Khoa thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các hướng nghiên cứu chuyên sâu về khoa học xã hội; du lịch phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Hàng năm trung bình khoa có hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, hướng tới thực hiện đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.
* Các ngành đào tạo Sau Đại học:
Thạc sỹ Lý luận Văn học
* Các ngành đào tạo Đại học:
- Sư phạm Lịch sử
- Sư phạm Địa lý
- Sư phạm Ngữ văn
- Việt Nam học
- Du lịch
- Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
3.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
3.2.1. Thạc sĩ Lý luận Văn học
- Thời gian đào tạo: 2 năm với 60 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra: Trình độ tiếng Anh B1 châu Âu.
- Chương trình đào tạo được cập nhật liên tục với sự tham gia giảng dạy của đội ngũ các chuyên gia, nhà lý luận và phê bình văn học hàng đầu. Học viên được đào tạo những kiến thức chuyên sâu, đảm nhận nhiều vị trí việc làm sau tốt nghiệp như giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THPT, tham gia công tác nghiên cứu tại các viện.
3.2.2. ĐH Sư phạm Lịch sử
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có cơ hội trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, văn hóa trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu, Bảo tàng, làm hướng dẫn viên, phóng viên báo đài.
3.2.3. ĐH Sư phạm Ngữ văn
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên gia nghiên cứu về văn học trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu, Bảo tàng, giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài, chuyên viên trong các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị  - xã hội, các cơ quan thông tin và truyền thông.
3.2.4. ĐH Sư phạm Địa lý
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu;Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên sau tốt nghiệp có thể trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, cán bộ, chuyên gia nghiên cứu về địa lý trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu, Bảo tàng; cán bộ, chuyên viên trong lĩnh vực địa chính tại các cơ quan của Nhà nước.
3.2.5. ĐH Việt Nam học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên ra trường có thể làm ở các vị trí: Cán bộ văn hóa tại các sở, ngành trong Nhà nước; chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng dạy truyền bá văn hóa cho người ngước ngoài; quản lý nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên…
3.2.6. ĐH Du lịch
- Thời gian đào tạo: 3,5 năm với 120 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành: nhân viên các công ty du lịch, trở thành ông chủ của các nhà hàng, khách sạn, công ty về du lịch; hướng dẫn viên; nhân viên kinh doanh, điều hành tour du lịch trong nước và quốc tế; nhân viên tổ chức sự kiện, hội nghị.
3.2.7. ĐH Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
- Thời gian đào tạo: 3,5 năm với 120 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành: nhân viên các công ty du lịch, trở thành ông chủ của các nhà hàng, khách sạn, công ty về du lịch; hướng dẫn viên; nhân viên kinh doanh, điều hành tour du lịch trong nước và quốc tế; nhân viên tổ chức sự kiện, hội nghị.
4. Khoa Ngoại ngữ
4.1. Giới thiệu chung
Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Hùng Vương, tiền thân là Khoa Ngoại ngữ Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1996, đóng trên địa bàn quê hương Đất Tổ Vua Hùng. Gắn liền với sứ mệnh vẻ vang của nhà trường, Khoa có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ Đại học và Cao đẳng Ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực.
Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, đội ngũ giảng viên của Khoa ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Ngoại ngữ có 32 cán bộ, giảng viên. Trong đó có: 01 Tiến sĩ, 04  nghiên cứu sinh, 04 giáo viên chuyên gia người nước ngoài, 17  thạc sĩ, 06  cử nhân (trong đó 4 đang học cao học). Chi bộ có 17 Đảng viên, Khoa có hơn 500 sinh viên.

Email: khoangoaingu@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
Đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở và cung cấp cử nhân phiên dịch cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Hướng tới một sự phát triển bền vững, Khoa chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ, đổi mới phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; chủ động trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các khoa đối tác thuộc trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế; quan tâm đặc biệt đến vấn đề đầu ra và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp…
* Các ngành đào tạo đại học
Ngôn ngữ Trung Quốc
- Ngôn ngữ Anh
- Sư phạm tiếng Anh
4.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
4.2.1. Ngôn ngữ Trung Quốc
 - Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
 - Yêu cầu về chuẩn đầu ra:
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau: Thư ký, trợ lý đối ngoại; Biên dịch viên, phiên dịch viên, biên tập viên; Giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước; Nhân viên, chuyên viên (bộ phận chăm sóc khách hàng, phòng kinh doanh, phòng nhân sự…) tại các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty thương mại, phòng công chứng; Hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài.
4.2.2. Ngôn ngữ Anh
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra:
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau: Thư ký, trợ lý đối ngoại; Biên dịch viên, phiên dịch viên, biên tập viên; Giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước; Nhân viên, chuyên viên (bộ phận chăm sóc khách hàng, phòng kinh doanh, phòng nhân sự…) tại các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty thương mại, phòng công chứng; Hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài.
4.2.3. Sư phạm tiếng Anh
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra:
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau: Làm giáo viên tại các trường THPT, giảng viên tại các trường ĐH, CĐ, các trung tâm ngoại ngữ; Trợ lý giám đốc, phiên dịch viên, nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp, công ty nước ngoài; Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tại các bảo tàng, cơ quan đối ngoại.
5. Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
5.1. Giới thiệu chung
Khoa GDTH & MN được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ - TCCB, ngày 15 tháng 12 năm 2003 của Hiệu trưởng Trường Đại Học Hùng Vương trên cơ sở khoa Cao đẳng Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, đóng trên địa bàn quê hương Đất Tổ vua Hùng. Gắn liền với sứ mệnh vẻ vang của nhà trường, Khoa là trung tâm nghiên cứu về Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Hiện nay, Khoa có 16 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 03 tiến sĩ, 09 thạc sĩ (trong đó: 03 nghiên cứu sinh), 04 cử nhân.

Email:  khoagdthmn@hvu.edu.vn 
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Đào tạo giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nhằm cung cấp giáo viên cho các trường tiểu học, trường mầm non; cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu giáo dục về lĩnh vực Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, đổi mới giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non theo lộ trình đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Tham gia chương trình của các lớp Dự án đào tạo giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non.
- Hướng tới một sự phát triển bền vững, khoa chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; chủ động trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước; quan tâm đặc biệt đến vấn đề đầu ra và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
* Các ngành đào tạo:
- Thạc sĩ Giáo dục học (Tiểu học)
- Đại học Giáo dục Tiểu học
- Đại học Giáo dục Mầm non
5.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
5.2.1. Thạc sĩ Giáo dục học (Tiểu học)
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ).
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Hoàn thành 100% chương trình các môn học; ngoại ngữ trình độ B1 châu Âu.
- Học viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc: Tham gia giảng dạy, nghiên cứu Giáo dục học tại các Trường ĐH, CĐ, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác; Cán bộ nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, chuyên viên phụ trách khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục; chuyên gia tham vấn, tư vấn tại các cơ sở giáo dục trong nhà trường hoặc cộng đồng.
5.2.2. ĐH Giáo dục Tiểu học
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành: Giáo viên khối Tiểu học; Giảng viên các trường ĐH, CĐ; Chuyên viên tại các Sở, Phòng Giáo dục; Cán bộ các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phát triển Giáo dục Tiểu học; Nhân viên các công ty thiết bị trường học, các nhà xuất bản giáo dục.
5.2.3. ĐH Giáo dục Mầm non
- Thời gian đào tạo: 4 năm với 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng kiểm tra; Kỹ năng truyền đạt thông tin và ứng xử linh hoạt các tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.
- Sinh viên tốt nghiệp trở thành: Giáo viên khối Mầm non các cơ sở công lập, dân lập, tư thục, các trung tâm Bảo trợ trẻ em; Giảng viên các trường ĐH, CĐ; Chuyên viên tại các Sở, Phòng Giáo dục; Cán bộ các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phát triển Giáo dục Tiểu học; Nhân viên các công ty thiết bị trường học, các nhà xuất bản giáo dục.
6. Khoa Nông - Lâm - Ngư
6.1. Giới thiệu chung
Thành lập ngày 01/11/2007 theo quyết định số 386/QĐ-ĐHHV-TCCB ngày 22/10/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương.Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, khoa Nông - Lâm - Ngư đã trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Trồng trọt; Chăn nuôi; Thú y của các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Email: khoanonglamngu@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhóm ngành Nông – Lâm nghiệp có trình độ cao, tay nghề giỏi, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây Bắc.
- Tổ chức, thực hiện và chuyển giao khoa học công nghệ lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp trong tỉnh Phú Thọ và khu vực Tây Bắc.
* Các ngành đào tạo
- Thạc sĩ Chăn nuôi
- Thạc sĩ Khoa học cây trồng
- Đại học Chăn nuôi
- Đại học Thú y
- Đại học Khoa học cây trồng
6.2. Thông tin từng ngành đào tạo
6.2.1. Thạc sĩ Chăn nuôi
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ).
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Hoàn thành 100% chương trình các môn học; ngoại ngữ trình độ B1 châu Âu.
- Học viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc: Cán bộ quản lý tại các Bộ, Cục, Sở, Phòng nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống vật nuôi; Chuyên gia tư vấn cho các chương trình dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn; Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy tại các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học; Làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn gia súc, cây giống.
6.2.2. Thạc sĩ Khoa học cây trồng
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ).
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Hoàn thành 100% chương trình các môn học; ngoại ngữ trình độ B1 châu Âu.
- Học viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc: Cán bộ quản lý tại các Bộ, Cục, Sở, Phòng nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống vật nuôi; Chuyên gia tư vấn cho các chương trình dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn; Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy tại các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học; Làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm giống cây trồng, sản phẩm trồng trọt.
6.2.3. ĐH Chăn nuôi
- Thời gian đào tạo: 3.5 – 4 năm với tổng số 125 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Admin, marketing, quản lý trang trại tại các tập đoàn, công ty trang trại lớn trong và ngoài nước; Làm việc tại các cơ quan Nhà nước (Bộ Nông nghiệp, Sở NN, Trung tâm KN, Phòng NN&PTNT…), thành lập công ty; trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu.
6.2.4. ĐH Thú y
          - Thời gian đào tạo: 4.5 - 5 năm với tổng số 150 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Cán bộ, chuyên gia tư vấn về lĩnh vực thú y; chủ quản lý các cửa hàng thuốc thú y; thành lập các trang trại chăn nuôi; tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Viện, Trung tâm, các công ty.
6.2.5. ĐH Khoa học cây trồng
- Thời gian đào tạo: 3.5 – 4 năm với tổng số 125 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Admin, marketing, quản lý trang trại tại các tập đoàn, công ty trang trại lớn trong và ngoài nước; Làm việc tại các cơ quan Nhà nước (Bộ Nông nghiệp, Sở NN, Trung tâm KN, Phòng NN&PTNT…), thành lập trang trại; trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu.
7. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
7.1. Giới thiệu chung
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 385/QĐ-ĐHHV ngày 22/10/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh có 5 bộ môn: Quản lý kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tài chính ngân hàng. Với tổng số 38 giảng viên và 01 chuyên viên, trong đó có 02 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 07 tiến sĩ và 26 thạc sĩ (có 06 đang học NCS), nhiều giảng viên được đào tạo tại những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức,…
Email: khoaktqtkd@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Khoa không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm mang đến cho sinh viên những điều kiện học tập tốt nhất.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh kinh tế, tài chính ngân hàng, kế toán đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả nước.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên, cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, thường xuyên tổ chức các chương trình, hội thi tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho sinh viên, giúp các em phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận với những cơ hội thực tập nghề nghiệp, du học và việc làm ở nước ngoài. Nhiều đơn vị tài trợ và trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập như ngân hàng Sacombank, ngân hàng Liên Việt, đại lý Huyndai Việt Trì,...
- Định hướng trong năm học 2019-2020 sẽ tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế và trình độ đại họcKế toán chất lượng cao, QTKD chất lượng cao.
* Các ngành đào tạo
- Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Quản lý kinh tế
- Đào tạo Đại học:
+ Đại học Kế toán
+ Đại học Tài chính Ngân hàng
+ Đại học Quản trinh Kinh doanh
+ Đại học Kinh tế
+ Đại học Kinh tế Nông nghiệp
7.2. Thông tin từng ngành đào tạo
7.2.1. Thạc sĩ Quản lý kinh tế
- Thời gian đào tạo: 2 năm (60 tín chỉ).
- Yêu cầu về chuẩn đầu ra: Hoàn thành 100% chương trình các môn học; ngoại ngữ trình độ B1 châu Âu.
- Học viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc: Cán bộ trong các cơ quan về hoạch định chính sách phát triển kinh tế của Bộ, Ngành và địa phương; Chuyên gia, nhà tư vấn tài chính, Maketing cho các tập đoàn, doanh nghiệp; Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
7.2.2. ĐH Kế toán
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 126 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Trong năm 2019-2020, tổ chức đào tạo ngành Kế toán chất lượng cao, trong đó một số học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí: cán bộ quản lý, nhân viên tư vấn tài chính, kế toán tại các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng; Giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.
7.2.3. ĐH Tài chính Ngân hàng
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 126 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Cán bộ quản lý, chuyên gia, nhân viên tư vấn tài chính tại các Tập đoàn, doanh nghiệp, ngân hàng, các công ty bảo hiểm.
7.2.4. ĐH Quản trị Kinh doanh
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 126 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Cán bộ quản lý, chuyên viên các phòng hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing; Trợ lý, thư ký cho giám đốc các doanh nghiệp; Chuyên gia phân tích, tổng hợp về các mảng hoạt động trong doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, nhân lực, bảo hiểm tài chính…
7.2.5. ĐH Kinh tế
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 126 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Cán bộ quản lý, chuyên gia, nhân viên tư vấn kinh tế tại các cơ quan Nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn; Tham giang công tác giảng dạy, làm việc tại các trường ĐH, CĐ, các Viên, Trung tâm nghiên cứu về kinh tế.
7.2.6. ĐH Kinh tế Nông nghiệp
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 126 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách về kinh tế nông nghiệp trong Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, trang trại, khu chế biến nông sản; Nhân viên maketing, tư vấn về kinh tế; Làm việc tại các tổ chức phi Chính phủ về các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp tại các quốc gia trên thế giới; Tham gia giảng dạy, đào tạo về kinh tế nông nghiệp tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu.
8. Khoa Nghệ thuật và Thể dục Thể thao
8.1. Giới thiệu chung
Khoa Nghệ thuật và Thể dục Thể thao được thành lập trên cơ sở Khoa Nghệ thuật (tháng 11/2003 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương) và khoa Thể dục Thể thao (tháng 9/2015 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương).
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Khoa hiện có 03  bộ môn, 01 Trung tâm: Bộ môn Âm nhạc, Bộ môn Mỹ thuật, Bộ môn Giáo dục thể chất và Trung tâm phát triển Nghệ thuật và Thể dục thể thao. Với tổng số 28 giảng viên và 01 chuyên viên, trong đó có 03 Phó Giáo sư, 11 Nghiên cứu sinh và 15 thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của Khoa có trình độ năng lực chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đào tạo các ngành năng khiếu cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực.
Email: khoanhachoa@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
Khoa Nghệ thuật và Thể dục Thể thao đào tạo giáo viên giảng dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao cho các trường Tiểu học, THCS,THPT, các trường  chuyên nghiệp, cán bộ văn hóa, cán bộ thể dục thể thao, chuyên gia thiết kế đồ họa cho tỉnh Phú Thọ và khu vực. Chất lượng đào tạo sinh viên của Khoa Nghệ thuật và Thể thao không ngừng được cải tiến và nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Khoa tổ chức thường niên ngày hội tư vấn việc làm và kết nối công ty, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sinh viên của Khoa còn được tiếp cận những cơ hội thực tập nghề nghiệp, tham gia hội thi, hội diễn văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao trong Tỉnh, Ngành và Toàn quốc. Trong quá trình đào tạo, có nhiều sinh viên đã đạt được thành tích cao về Nghệ thuật và Thể dục thể thao trong nước và quốc tế.
Ngoài hoạt động đào tạo, giảng dạy chuyên môn, khoa còn có Trung tâm phát triển Nghệ thuật và Thể dục thể thao với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho mọi đối tượng, tổ chức dàn dựng, biểu diễn, trưng bày thiết kế mỹ thuật, huấn luyện cho các đối tượng, các đơn vị có nhu cầu về Nghệ thuật và thể dục thể thao trong Tỉnh và khu vực.
* Các ngành đào tạo:
- Đại học sư phạm Âm nhạc
- Đại học sư phạm Mỹ thuật
- Đại học Giáo dục thể chất
- Đại học Thiết kế đồ họa
8.2. Thông tin từng ngành đào tạo
8.2.1. ĐH Sư phạm Âm nhạc
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường từ bậc mầm non đến THPT; Cán bộ hoạt động phong trào trong các Sở, Ngành, Phòng văn hóa, các trung tâm, CLB, Nhà văn hóa; Tham gia các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức sự kiện.
8.2.2. ĐH Sư phạm Mỹ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: Giáo viên giảng dạy tại các trường từ bậc mầm non đến THPT; làm việc tại các Viện nghiên cứu, bảo tàng, các hội trong lĩnh vực mỹ thuật hội họa.
8.2.3. ĐH Thiết kế đồ họa
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành chuyên viên thiết kế, tư vấn về đồ họa tại các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, các tòa soạn, nhà in, xưởng phim, cơ quan truyền hình, báo chí; Thiết kế website, logo, các dịch vụ quảng cáo; thành lập doanh nghiệp, công ty quảng cáo, truyền thông; Tư vấn giảng dạy tại các trường học, trung tâm năng khiếu nghệ thuật, CLB.
8.2.4. ĐH Giáo dục thể chất
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp làm các công việc như: Giảng dạy TDTT tại các trường học từ bậc Mầm non đến THPT, Trở thành cán bộ, HLV trong các cơ quan tổ chức thể thao như trung tâm. CLB, nhà văn hóa, đội tuyển thi đấu; Tham gia các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TDTT (mở cửa hàng bán trang phục, dụng cụ thể thao; thành lập trung tâm huấn luyện).
9. Khoa Chính trị và Tâm lý Giáo dục
9.1. Giới thiệu chung
Được thành lập trên cơ sở sáp nhập của hai khoa là Lý luận Chính trị và khoa Tâm lý Giáo dục, hiện tại khoa có 3 bộ môn: Lý luận chính trị; Công tác xã hội và Tâm lý giáo dục với 23 cán bộ giảng viên. Về công tác đào tạo, khoa trực tiếp tổ chức đào tạo ngành: Công tác xã hội; Ngoài ra còn tham gia vào giảng dạy các môn Tâm lý giáo dục, Lý luận chính trị cho tất cả các hệ đào tạo đại học, sau đại học trong Trường. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên được khoa chú trọng và thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế, qua đó giúp sinh viên có kiến thức sâu rộng, với triết lý đào tạo học đi đôi với hành.
Email: Khoachinhtrivatamlygiaoduc@hvu.edu.vn
* Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
- Đào tạo ra các cán bộ trẻ hoạt động trong các lĩnh vực của xã hội như dân số, bảo hiểm, tư vấn tâm lý… Chương trình đào tạo mang đậm tính nhân văn vì cộng đồng.
- Tham gia vào giảng dạy các môn Tâm lý giáo dục, Lý luận chính trị cho tất cả các hệ đào tạo đại học, sau đại học trong Trường.
- Tổ chức kết nối, liên kết với các cơ sở thực hành, rèn nghề cho sinh viên.
* Các ngành đào tạo
 Đại học Công tác xã hội
9.2. Thông tin về ngành đào tạo: Đại học Công tác xã hội
- Thời gian đào tạo: 4 năm với tổng số 130 tín chỉ.
- Yêu cầu chuẩn đầu ra:
+ Trình độ tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Tin học: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
+ Kỹ năng: Kỹ năng giảng dạy, thực hành, nghiên cứu chuyên sâu; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình và đàm phán; Kỹ năng hội nhập, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Sinh viên tốt nghiệp làm các công việc như: Cán bộ, nhân viên tại các phòng công tác xã hội ở các cơ quan Nhà nước như xã phường, thị trấn, tỉnh, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, điều dưỡng…; Nhân viên tư vấn về các chính sách xã hội tại các doanh nghiệp; Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; Cán bộ tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công tác xã hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Với phương châm “lấy người học là trung tâm”, trong nhiều năm qua Trường Đại học Hùng Vương luôn chú trọng công tác đào tạo, hỗ trợ tối đa cho người học. Trong năm 2018, Nhà trường đã có những cam kết hết sức mạnh mẽ với người học, đặc biệt là cam kết về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra với nhiều việc làm, hành động cụ thể như:          
1. Nhà trường đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp, các tập đoàn uy tín trong và ngoài nước.
         
Đến nay, Trường Đại học Hùng Vương đã có quan hệ hợp tác với trên 30 doanh nghiệp, tập đoàn uy tín, trong đó có nhiều đối tác quan trọng như VinGroup, SunGroup, Sông Hồng Thủ đô, Viettel, Mường Thanh, Khách sạn Sài Gòn, Đức hạnh BMG, Cục hàng không Việt Nam, Trung tâm đào tạo nông nghiệp công nghệ cao Ramat Negev (Israel),…
Thông qua việc hợp tác đã mang đến nhiều cơ hội cho sinh viên Nhà trường. Song song với quá trình học tập tại trường, sinh viên được tham gia học tập, trải nghiệp, thực tập trong môi trường thực tiễn. Thời gian thực tập tại các doanh nghiệp trung bình từ 3 đến 6 tháng. Không chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập, các doanh nghiệp còn trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá chương trình đào tạo, trong đào tạo và đánh giá sinh viên tốt nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm tri thức tốt nhất và sinh viên Nhà trường sau tốt nghiệp tỷ lệ có cơ hội việc làm đạt trên 90%.
         
2. Tổ chức Ngày hội việc làm
         
Nhằm mang đến cho sinh viên có nhiều sự lựa chọn sau khi ra trường, hàng năm Trường Đại học Hùng Vương đều tổ chức chương trình Ngày hội việc làm cho sinh viên. Ngày hội thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, nhà tuyển dụng với hàng nghìn vị trí việc làm. Năm 2018, Ngày hội thu hút sự tham gia của 80 doanh nghiệp lớn như Tập đoàn FLC, Cty CP Tập đoàn Sông Hồng Thủ đô, Flamingo Đại Lải Resort, Đức Hạnh BMG, FPT, Vp Bank, Viettinbank Tây Bắc… với 2000 vị trí việc làm, 800 vị trí thực tập sinh, rèn nghề ở tất cả các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường;
Năm 2019, quy mô Ngày hội được tổ chức lớn hơn với sự tham gia của 100 doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng, trường học, 26 trường THPT trong và ngoài tỉnh. Tại ngày hội, các bạn sinh viên được các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tư vấn định hướng nghề nghiệp và trực tiếp phỏng vấn.
         
3. Tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
         
Trong nhiều năm qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp của sinh viên luôn được Nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường giao nhiệm vụ cho Phòng Khoa học và Công nghệ là đơn vị phụ trách về các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Hàng năm có hàng chục đề tài của sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, với nhiều đề tài có giá trị cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, trong đó có nhiều đề tài hay, có tính ứng dụng cao. Đặc biêt từ năm 2017, Trường Đại học Hùng Vương tổ chức cuộc thi Ý tưởng sinh viên trong đó có nội dung về Khởi nghiệp, cuộc thi đã thu hút được dự quan tâm, tham gia đông đảo của sinh viên. Từ những ý tưởng hay, độc đáo đã được Nhà trường hỗ trợ kinh phí từ 5-10 triệu đồng để triển khai. Ngoài ra, Trường Đại học Hùng Vương thành lập quỹ nghiên cứu khoa học của sinh viên để hỗ trợ cho những đề tài, ý tưởng hay. Bên cạnh đó, Nhà trường tiến hành xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các nhà đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên.
         
Nhằm khuyến khích, động viên những sinh viên có thành tích cao trong học tập, Trường Đại học Hùng Vương có nhiều chính sách học bổng cho các sinh viên như Quỹ học bổng khuyến khích học tập. Nhà trường tích cực hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp nhằm mang đến cho sinh viên nhiều nguồn học bổng khác như học bổng của ngân hàng LienViet Postbank, Viettel, KoVa, và nhiều quỹ khuyến học khuyến tài khác.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây