Trường Đại Học Cần Thơ
SINCE 1966
Điểm đánh giá: 0 sao trong 0 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường ĐHCT là trung tâm đào tạo, NCKH & CGCN hàng đầu của quốc gia đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia. Trường ĐHCT là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng ĐBSCL.
2. Tầm nhìn
Trường ĐHCT sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, NCKH trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2022.
3. Giá trị cốt lõi
Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo
4. Mục tiêu chiến lược
Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) được thành lập năm 1966, là một trường đại học đa ngành đa lĩnh vực và là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường không ngừng cải tiến năng lực nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) và các hoạt động khác để nâng cao uy tín trong nước, phấn đấu trở thành một trường dẫn đầu trong cả nước và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, Trường ĐHCT có trên 2.000 cán bộ, 51.000 sinh viên đại học và học viên sau đại học.
Trường Đại học Cần Thơ có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ - viên chức tận tâm, nhiệt tình trong công tác. Trường luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đạt chất lượng và hiệu quả. Hiện tại, Trường đang thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống Tín chỉ chuẩn mực quốc tế. Để thực hiện tốt công tác này, Trường luôn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm khoa học, ứng dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo. Để xây dựng học hiệu, Trường ĐHCT không ngừng xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trường trong nước và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong đào tạo, NCKH & CGCN. Đặc biệt, Trường đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo sinh viên quốc tế.
Tất cả những nỗ lực nêu trên đã phản ánh cam kết mạnh mẽ của Trường ĐHCT trong quá trình cải tiến chất lượng, nâng cao uy tín trong và ngoài nước. Trường ĐHCT rất hân hoan chào đón và mong đợi sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực với các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương, các ban ngành, các cá nhân, doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ nhu cầu gần 20 triệu dân vùng ĐBSCL và nhân dân cả nước.
4.1. Đào tạo
Trường ĐHCT đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có đầy đủ các ngành nghề đào tạo, đáp ứng mọi lĩnh vực chuyên môn mà người học yêu thích và xã hội cần; có chương trình đào tạo tiên tiến và chương trình đào tạo chất lượng cao theo chuẩn mực quốc tế. Trường đang đào tạo 100 ngành/chuyên ngành bậc đại học thuộc các nhóm ngành đào tạo: Sư phạm, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Chính trị, Pháp luật, Kinh tế, Kinh doanh và quản lý, Khoa học Tự nhiên, Nông nghiệp, Thủy sản, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Kỹ thuật và Công nghệ, Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên với hơn 34.000 sinh viên hệ chính quy, 12.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học và hệ đào tạo từ xa.
Trường đang đào tạo 47 ngành và 04 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 19 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với 2.867 học viên cao học và 371 nghiên cứu sinh. Trường không ngừng phát triển đào tạo sau đại học quốc tế, hiện tại Trường có 03 ngành thạc sĩ đào tạo bằng tiếng Anh; Trường đã tiếp nhận học viên từ các truờng đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Nigeria, Ethiopia, Kenya, Rwanda,Tanzania,...) đến học tập, nghiên cứu tại Trường trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Mặt khác, Trường tăng cường đào tạo sau đại học theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng ĐBSCL và cả nước.
Trường ĐHCT đào tạo theo học chế tín chỉ, giúp người học chủ động và linh hoạt học tập những kiến thức và kỹ năng phù hợp; có phương tiện, trang thiết bị giảng dạy, hệ thống các phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu hiện đại, giúp người học củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với công nghệ mới, tự tin và có năng lực sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.
Trường ĐHCT có đội ngũ giảng viên giỏi, được đào tạo từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp tiên tiến, gắn bó với thực tế cuộc sống và yêu cầu phát triển kinh kế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trường ĐHCT có Trung tâm học liệu và hệ thống các thư viện cấp khoa với đầy đủ tài liệu học tập chuyên môn sâu, được tin học hóa, nối mạng internet và liên thông với hệ thống thư viện các trường ĐH danh tiếng trên thế giới, đáp ứng mọi yêu cầu học tập và nghiên cứu của SV,  giảng viên.
Trường ĐHCT có ký túc xá rộng, tiện nghi, an toàn, với sức chứa hơn 10.000 chỗ ở. Bên cạnh khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và cảnh quan thoáng mát, Trường còn có nhiều sân chơi, bãi tập rộng rãi giúp sinh viên luyện tập thể dục thể thao và vui chơi giải trí.
Trường có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, các cơ quan quản lý các địa phương tạo nhiều cơ hội cho sinh viên khi thực tập, làm luận văn tốt nghiệp cũng như tìm việc làm sau khi tốt ngiệp.
Trường quan hệ rộng với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới; những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi có rất nhiều cơ hội để đi du học ở nước ngoài bằng nhiều nguồn học bổng khác nhau.
4.2. Nghiên cứu khoa học
ĐHCT đã và đang chủ trì nhiều đề tài NCKH cấp Quốc gia, Bộ ngành, Trường, địa phương, doanh nghiệp và hợp tác quốc tế. Việc mở rộng hợp tác NCKH & CGCN với các viện trường, các đơn vị trong và ngoài nước nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và cả nước. Phát huy lợi thế của trường đại học đa ngành, hiện nay Nhà trường tập trung vào 5 lĩnh vực NCKH ưu tiên, bao gồm: (1) Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản và môi trường; (2) Khoa học giáo dục, luật và xã hội nhân văn; (3) Công nghệ và công nghệ thông tin - truyền thông; (4) Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; và (5) Phát triển kinh tế, thị trường. Hằng năm, Nhà trường sử dụng các nguồn kinh phí khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó gần 70% từ hợp tác với địa phương, doanh nghiệp và hợp tác quốc tế. Thành quả quan trọng trong chuyển giao kết quả NCKH là đã áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhất là cải thiện độ phì nhiều đất và phòng chống dịch bệnh trong sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản đã và đang góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp bền vững và kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Kết quả sinh sản nhân tạo cá Tra thành công và quy trình nuôi cải tiến của Trường đã đóng góp lớn vào sự phát triển cá da trơn đặc thù của vùng ĐBSCL và Việt Nam. Thông tin KH&CN qua Bản tin Trường và Tạp chí Khoa học ĐHCT xuất bản định kỳ (tiếng Việt và tiếng Anh) góp phần thông báo và chuyển giao nhanh kết quả NCKH cho địa phương, doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL và cả nước. Đồng thời với NCKH ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tế, Nhà trường luôn đẩy mạnh NCKH cơ bản thông qua các chương trình, dự án, nhất là đề tài hợp tác với các đối tác nước ngoài và đề tài cấp cơ sở nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ mới, nền tảng cho NCKH cấp cao. Các hoạt động KH&CN của Nhà trường đã và đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghệ 4.0 và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Trường ĐHCT cũng là một trong các trường đại học có hoạt động NCKH của sinh viên phát triển mạnh, hằng năm nhận được nhiều giải thưởng cao tại Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và “KH&CN dành cho giảng viên trẻ” trong các cơ sở giáo dục đại học toàn quốc.
Hoạt động KH&CN của Nhà trường gắn liền với công tác đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội đã góp phần phát huy tính sáng tạo và tính năng động của giảng viên và người học, tạo cho sinh viên và học viên khi ra trường tiếp cận và thích nghi tốt với môi trường làm việc. Với những kết quả đạt được trong hoạt động KH&CN đã tạo tiền đề cho Nhà trường trở thành thành viên của các hiệp hội viện trường trong và ngoài nước, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, là địa chỉ đáng tin cậy cho công tác đào tạo và NCKH.
4.3. Hợp tác quốc tế
Trường đã ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu khoa học và đào tạo với Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam. Trường cũng đã  ký Thỏa thuận Hợp tác với hầu hết UBND các tỉnh vùng ĐBSCL trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, Trường đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác trong đào tạo và NCKH với 10 trường đại học khối Nông-Lâm-Ngư trong cả nước.
Trường đang tập trung mở rộng năng lực đào tạo sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực có trình độ cao  của Trường, các trường đại học, cao đẳng và các viện, trung tâm nghiên cứu ở các tỉnh vùng ĐBSCL. 
Mối quan hệ, giữa Trường với các tỉnh trong vùng ngày càng được thắt chặt, sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực. Sự ưu ái của các tỉnh trong vùng, đặc biệt là của Thành phố Cần Thơ đối với Trường ĐHCT, là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Trường.
Hợp tác quốc tế là một trong những mặt mạnh của Trường. Thông qua các chương trình hợp tác với các tổ chức và các viện, trường đại học trên thế giới, Trường ĐHCT đã mở rộng và nâng tầm hoạt động về các mặt: quản lý, qui hoạch, giảng dạy, năng lực cán bộ, NCKH, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin KHKT, từng bước nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường.
Hiện nay, Trường ĐHCT đã có quan hệ hợp tác với trên 130 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Trong đó có một số dự án hợp  tác  lớn với Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Hợp tác với các quốc gia ở Châu Á như  Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan Trung Quốc, ... rất đa dạng và phát triển.
Trường đang triển khai Dự án Nâng cấp Trường ĐHCT sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản với tổng kinh phí lên đến 105,9 triệu USD để nâng cao năng lực đào tạo, NCKH và CGCN các lĩnh vực thế mạnh của Trường (nông nghiệp, thủy sản, môi trường), đây sẽ là nền tảng phát triển bền vững Trường ĐHCT trong tương lai.
Trường đã và đang triển khai có hiệu quả Chương trình “Học phần Nhiệt đới” và Chương trình  Mekong 1000:
- “Học phần nhiệt đới” là một chương trình đặc biệt, được thiết kế để giới thiệu cho sinh viên quốc tế về môi trường, đời sống và sản xuất ở vùng nhiệt đới, giúp sinh viên khám phá đời sống văn hóa vùng ĐBSCL.
- Chương trình Mekong 1000 nhằm mục đích đào tạo 1000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài cho 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL bằng nguồn ngân sách của các địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao lưu hội nhập quốc tế, đặc biệt về khía cạnh khoa học công nghệ , đưa vùng ĐBSCL nhanh chóng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Trường ĐHCT có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, liên kết, tìm trường giới thiệu cho các địa phương gửi học viên và đào tạo ngoại ngữ cho học viên đáp ứng các yêu cầu của các nước học viên sẽ đến học. Chương trình Mekong 1000 được xem là bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL.
5. Liên kết khu vực
5.1. Liên kết đào tạo bậc đại học
Trường Đại học Cần Thơ đã chủ trì liên kết đào tạo bậc đại học theo loại hình vừa làm vừa học và học từ xa tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung tâm GDTX cấp tỉnh trong và ngoài vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với hình thức đào tạo phù hợp theo nhu cầu người học và địa phương, dành cho các đối tượng tốt nghiệp PTTH, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học theo học hình thức đại học, liên thông cao đẳng lên đại học, bằng đại học thứ 2.
Hiện nay, Trường đã phối hợp với các đơn vị liên kết là các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm GDTX, các địa phương để đào tạo, bồi dưỡng như:
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Bạc Liêu
- Trường Đại học Tiền Giang
- Trường Đại học Kinh tế-Công nghiệp Long An
- Trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long
- Trung tâm GDTX Kiên Giang
- Trung tâm GDTX Cà Mau
Tập trung hơn 18 ngành đào tạo chiến lược bao gồm: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật, Thú y, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, Phát triển nông thôn,…Tuyển sinh hằng năm khoảng 3.000 chỉ tiêu sinh viên tập trung các ngành hệ vừa làm vừa học và 2.000 sinh viên học từ xa.
Do đó, với các loại hình liên kết đào tạo, Trường Đại học Cần Thơ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, cũng như uy tín thương hiệu của Trường với các đơn vị liên kết để đáp ứng nhu cầu học tập cho người học, các doanh nghiệp, tổ chức và các địa phương.
   5.2. Liên kết đào tạo bậc sau đại học
Trường Đại học Cần Thơ đã liên kết với các viện, trường trong và ngoài nước để mở đào tạo trình độ thạc sĩ đối với những ngành mà Trường chưa đủ nhân lực.
   - Trong nước: Trường đã liên kết với Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Huế, Học viện An ninh Nhân dân, Học viện Báo chí tuyên truyền. Các ngành liên kết mở thuộc nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Xây dựng, Kiến trúc, Quản lý đô thị, Chính sách công, Giáo dục thể chất, Kinh tế biển, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Điều tra trinh sát, Kinh tế chính trị nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
   - Nước ngoài: Trường đã liên kết với Trường Đại học Nantes, Cộng hòa Pháp mở ngành Khai thác tri thức từ dữ liệu đào tạo bằng tiếng Pháp; liên kết với chương trình MEKARN mở ngành Chăn nuôi đào tạo bằng tiếng Anh.

6. Các thành tích mà trường đạt được
Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2005 Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mơi Quyết định số 1122/2005/QĐ-CTN ngày 28 tháng 9 năm 2005 của Chủ tịch nước
1995 Huân chương lao động hạng Nhất Quyết định số 707/QĐ/CT ngày 22/11/1995 của Chủ tịch nước
2016 Huân hương Lao động hạng Nhất Quyết định số 591/QĐ-CTN ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Nước
2011 Huân chương Độc lập hạng Nhì Quyết định số 1732/QĐ-CTN ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch nước
1981 Huân chương lao động hạng ba Lệnh số 09/LCT ngày 20 tháng 01 năm 1981 của Chủ tịch nước
2004 Huân chương lao động hạng ba Quyết định số 548 QĐ/CTN ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Chủ tịch nước
2011 Cờ thi đua của Chính phủ Quyết định số QĐ 928/QĐ-TTg  ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ
2014 Cờ thi đua của Chính phủ Quyết định số 1741/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ
2010 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định số 3792/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2011 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định số 4430/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Bộ GD&ĐT
2015 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định số 6176/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ GD&ĐT
2013 Tập thể lao động xuất sắc cho Trường Đại học Cần Thơ Quyết định số 5380/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Bộ GD&ĐT
2014 Tập thể lao động xuất sắc cho Trường Đại học Cần Thơ Quyết định số 6043/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT
2013 Bằng khen Quyết định số 12/QĐ-BCA ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công an
2013 Bằng khen Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2013 của UBND TP Cần Thơ
2013 Bằng khen Quyết định số 713 QĐ/TWĐTN ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Trung ương Đoàn
2015 Bằng khen Quyết định số 1793/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang
2015 Bằng khen Quyết định số 6176/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của  Bộ GD&ĐT
2016 Bằng khen Quyết định số 510/QĐ-BVHTTDL ngày 22/  02/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và DL
2016 Bằng khen Quyết định số  823/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 3 năm 2016 của UBND TP Cần Thơ
2016 Bằng khen Quyết định số 6187/QĐ-BGD ĐT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ GD&ĐT
2017 Bằng khen Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2017 của UBND TP Cần Thơ
2017 Bằng khen Quyết định số 5343/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
2018 Bằng khen Quyết định số 460/QĐ-BCA ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ Công an

7. Lãnh đạo trường

7.1. Hội đồng Trường
GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch

Email: ntphuong@ctu.edu.vn                                  
ĐT: 0292 3872099


7.2. Ban giám hiệu
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng

Email: httoan@ctu.edu.vn                            
ĐT: 0292 3830604


PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền
Bí Thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và công tác sinh viên

Email: ttthien@ctu.edu.vn                            
ĐT: 0292 3872098


PGS.TS. Lê Việt Dũng
Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Email: lvdung@ctu.edu.vn                           
ĐT: 0292 3687666


PGS.TS. Trần Trung Tính
Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất trang thiết bị

Email: tttinh@ctu.edu.vn                                          
ĐT: 0292 3872073


Địa chỉ liên hệ:
ThS. Dương Thanh Long, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp

E-mail: dtlong@ctu.edu.vn
Điện thoại: 0292 3832663

                
TS. Lê Văn Lâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế

Email : lvlam@ctu.edu.vn
Điện thoại: 0292 3872161
Danh mục các ngành/chuyên ngành đào tạo
STT Trình độ đại học STT Trình độ thạc sĩ
1 Giáo dục Công dân 1 Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
2 Giáo dục Tiểu học 2 Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp
3 Giáo dục Thể chất 3 Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học
4 Sư phạm Toán học 4 Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt
5 Sư phạm Tin học 5 Quản lý giáo dục
6 Sư phạm Vật lý 6 Luật kinh tế
7 Sư phạm Hóa học 7 Quản trị kinh doanh
8 Sư phạm Sinh học 8 Tài chính – Ngân hàng
9 Sư phạm Ngữ văn 9 Công nghệ sinh học
10 Sư phạm Lịch sử 10 Hoá hữu cơ
11 Sư phạm Địa lý 11 Hoá lý thuyết và hoá lý
12 Sư phạm Tiếng Anh 12 Khoa học môi trường
13 Sư phạm Tiếng Pháp  13 Sinh thái học
14 Ngôn ngữ Anh 14 Vật lý lý thuyết và vật lý toán
15 Ngôn ngữ Anh (Phiên dịch - Biên dịch tiếng Anh) 15 Vi sinh vật học
16 Ngôn ngữ Anh (chương trình chất lượng cao) 16 Bảo vệ thực vật
17 Ngôn ngữ Pháp 17 Bệnh học thuỷ sản
18 Triết học 18 Công nghệ sau thu hoạch
19 Chính trị học 19 Công nghệ thực phẩm
20 Văn học 20 Công nghệ thực phẩm tiếng Anh
21 Xã hội học 21 Chăn nuôi
22 Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch) 22 Chăn nuôi tiếng Anh
23 Kinh tế 23 Di truyền và chọn giống cây trồng
24 Kinh tế nông nghiệp 24 Hệ thống nông nghiệp
25 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 25 Hệ thống thông tin
26 Quản trị kinh doanh 26 Kinh tế nông nghiệp
27 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 27 Kỹ thuật điện
28 Marketing 28 Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
29 Kinh doanh quốc tế 29 Kỹ thuật hoá học
30 Kinh doanh quốc tế (chương trình chất lượng cao) 30 Kỹ thuật môi trường
31 Kinh doanh thương mại 31 Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ
32 Kinh doanh nông nghiệp 32 Khoa học cây trồng
33 Tài chính - Ngân hàng 33 Khoa học đất
34 Tài chính - Ngân hàng (chương trình chất lượng cao) 34 Khoa học máy tính
35 Kế toán 35 Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
36 Kiểm toán 36 Nuôi trồng thuỷ sản
37 Luật (Luật hành chính) 37 Nuôi trồng thủy sản tiếng Anh
38 Luật (Luật Tư pháp) 38 Quản lý tổng hợp vùng ven biển
39 Luật (Luật Thương mại) 39 Phát triển nông thôn
40 Toán ứng dụng 40 Quản lý thủy sản
41 Vật lý kỹ thuật 41 Toán giải tích
42 Hóa học 42 Thú y
43 Hóa dược 43 Kinh tế học
44 Sinh học 44 Quản lý đất đai
45 Sinh học (Vi sinh vật học) 45 Quản lý kinh tế
46 Công nghệ sinh học 46 Quản lý tài nguyên và môi trường
47 Công nghệ sinh học (chương trình tiên tiến) 47 Văn học Việt Nam
48 Sinh học ứng dụng   Chuyên ngành trình độ thạc sĩ
49 Công nghệ thực phẩm 1 Biến đổi khí hậu và nông nghiệp nhiết đới bền vững
50 Công nghệ thực phẩm (chương trình chất lượng cao) 2 Biến đổi khí hậu và quản lý tổng hợp thuỷ sản ven biển
51 Công nghệ chế biến thủy sản 3 Biến đổi khí hậu và quản lý đồng bằng
52 Công nghệ sau thu hoạch 4 Đa dạng và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản
53 Nông học   Trình độ tiến sĩ
54 Nông học (Kỹ thuật nông nghiệp) 1 Quản trị kinh doanh
55 Khoa học đất (Quản lý đất và công nghệ phân bón) 2 Tài chính – Ngân hàng
56 Khoa học cây trồng 3 Công nghệ sinh học
57 Khoa học cây trồng (Công nghệ giống cây trồng) 4 Vi sinh vật học
58 Khoa học cây trồng (Nông nghiệp công nghệ cao) 5 Môi trường đất và nước
59 Bảo vệ thực vật 6 Hoá hữu cơ
60 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 7 Vật lý lý thuyết và vật lý toán
61 Lâm sinh 8 Bảo vệ thực vật
62 Chăn nuôi 9 Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
63 Thú y 10 Chăn nuôi
64 Thú y (Dược thú y) 11 Công nghệ thực phẩm
65 Phát triển nông thôn 12 Hệ thống thông tin
66 Khuyến nông 13 Nuôi trồng thuỷ sản
67 Nuôi trồng thủy sản 14 Khoa học cây trồng
68 Nuôi trồng thủy sản (chương trình tiên tiến) 15 Khoa học đất
69 Bệnh học thủy sản 16 Kinh tế nông nghiệp
70 Quản lý thủy sản 17 Phát triển nông thôn
71 Công nghệ thông tin 18 Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
72 Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng) 19 Quản lý đất đai
73 Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao)    
764 Khoa học máy tính    
75 Kỹ thuật máy tính    
76 Kỹ thuật phần mềm    
77 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu    
78 Hệ thống thông tin    
79 Thông tin – Thư viện    
80 Công nghệ kỹ thuật hóa học    
81 Công nghệ kỹ thuật hóa học (chương trình chất lượng cao)    
82 Quản lý công nghiệp    
83 Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy)    
84 Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế biến)    
85 Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí ô tô)    
86 Kỹ thuật cơ điện tử    
87 Kỹ thuật điện    
88 Kỹ thuật điện (chương trình chất lượng cao)    
89 Kỹ thuật điện tử - viễn thông    
90 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa    
91 Kỹ thuật vật liệu    
92 Kỹ thuật xây dựng    
93 Kỹ thuật xây dựng (chương trình chất lượng cao)    
94 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy    
95 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông    
96 Kỹ thuật tài nguyên nước    
97 Kỹ thuật môi trường    
98 Khoa học môi trường    
99 Quản lý đất đai    
100 Quản lý tài nguyên và môi trường    

1. KHOA CÔNG NGHỆ
Điện thoại: 0292 3834267        
Fax: 0292 3831151  Website: cet.ctu.edu.vn 
  • Thành lập từ năm 1977
  • 9 bộ môn, 1 xưởng cơ khí và 3 trung tâm dịch vụ
  • 38 phòng thí nghiệm và 3 phòng máy tính
  • 179 viên chức – người lao động (5 PGs, 31 Ts, 99 Ths, 28 Đại học và 16 trình độ khác)
  • 14 ngành bậc đại học (với 3 ngành chất lượng cao) gần 7.000 sinh viên
  • 4 ngành bậc thạc sĩ và 01 ngành bậc tiến sĩ cho gần 300 học viên sau đại học.
  • 94% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Khoa Công nghệ có thế mạnh đa ngành trong hoạt động NCKH, CGCN và hợp tác quốc tế. Khoa tiếp tục kêu gọi các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, NCKH & CGCN nhằm mục tiêu hỗ trợ sự phát triển bền vững của ĐBSCL.
10 đơn vị đào tạo:
  • Bộ môn Kỹ thuật cơ khí
  • Bộ môn Kỹ thuật xây dựng
  • Bộ môn Kỹ thuật thủy lợi
  • Bộ môn Kỹ thuật công trình giao thông
  • Bộ môn Quản lý công nghiệp
  • Bộ môn Công nghệ hoá học
  • Bộ môn Điện tử - Viễn thông
  • Bộ môn Tự động hóa
  • Bộ môn Kỹ thuật điện
  • Xưởng thiết bị trường học
03 đơn vị sản xuất-dịch vụ:
  • TT. Kiểm định và Tư vấn xây dựng
  • TT. Nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ
TT. Điện – Điện tử
Bản quyền sáng chế:
  • IP2016-02: Máy cán vỏ dừa
    (QĐ 80823/QĐ-SHTT, 17/11/2017)
  • IP2016-01: Thiết bị tước chỉ sơ dừa
    (QĐ 91499/QĐ-SHTT, 26/12/2017)
Đang đăng ký:
  • Công nghệ plasma lạnh xử lý nước
  • Bộ điều khiển IoT dùng cho máy lọc nước
  • Bộ phận cắt vỏ của máy bóc vỏ hạt sen tươi
  • Máy tách cuốn ớt tươi
Thiết bị hỗ trợ nội soi vòm họng
  • Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/08_CDR_52510401_CongNgheKyThuatHoaHoc.pdf
2. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
Ðiện thoại: 0292 3734 713 – 0292 3831 301.      
Website: cit.ctu.edu.vn

Được thành lập năm 1994, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT), một trong bảy khoa trọng điểm về lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam, đã không ngừng hoàn thiện và phát triển vững mạnh. Sứ mệnh của Khoa là đào tạo, NCKH & CGCN trong lĩnh vực CNTT&TT. Tầm nhìn đến 2025, Khoa trở thành một trung tâm đào tạo và NCKH đẳng cấp trong nước và khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực CNTT&TT.
Xác định công nghệ thông tin có vị thế rất quan trọng về nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, Khoa luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động về nguồn lực con người, đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế và cơ sở vật chất cả về chất lượng lẫn qui mô.
Về nguồn lực con người, Khoa hiện có gần 100 cán bộ, trong đó 100% giảng viên có trình độ sau đại học với 26 tiến sĩ và 5 phó giáo sư. Đội ngũ giảng viên của Khoa (phần lớn được đào tạo tại các trường uy tín ở nước ngoài) rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong giảng dạy và NCKH.
Về đào tạo, Khoa hiện có 6 ngành kỹ sư, 2 ngành thạc sĩ và 1 ngành tiến sĩ, với qui mô khoảng 4.000 sinh viên. Ngành kỹ sư CNTT đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN-QA, các ngành khác cũng đạt chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT và đang tiến tới kiểm định quốc tế. Khoa luôn chú trọng tạo dựng môi trường đào tạo tốt, gắn kết đào tạo với các hoạt động NCKH thực tiễn, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực CNTT&TT.
Về NCKH và hợp tác, Khoa luôn chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu cả lĩnh vực chuyên ngành lẫn liên ngành (như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, ảnh viễn thám, …), nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với xu thế của thế giới. Theo đó, nhiều đề tài nghiên cứu đã và đang được thực hiện dưới sự tài trợ kinh phí từ nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Phát huy thế mạnh lẫn nhau về đào tạo và NCKH, Khoa đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
Về cơ sở vật chất, Khoa hiện có nhiều phòng thực hành/thí nghiệm với trên 1000 máy tính và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt, Khoa có không gian tự học, sáng tạo và khởi nghiệp, là nơi lý tưởng cho hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên.
Các bộ môn và trung tâm
Bộ môn Công nghệ phần mềm
Bộ môn Hệ thống thông tin
Bộ môn Khoa học máy tính
Bộ môn Mạng máy tính và truyền thông
Bộ môn Công nghệ Thông tin
Bộ môn Tin học Ứng dụng
Trung tâm Điện tử và Tin học
Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Công nghệ thông tin):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/06_CDR_52480201_CNTT.pdf
3. KHOA DỰ BỊ DÂN TỘC
Ðiện thoại: 02923 872 198.
Website: spu.ctu.edu.vn

Khoa Dự bị Dân tộc được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 2007. Khoa được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu và người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam bộ.
Khoa có nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức giảng dạy, giảng dạy và quản lý học sinh hệ dự bị đại học. Mục đích của việc giảng dạy là giúp cho học sinh củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình Trung học phổ thông và rèn luyện phương pháp tư duy, giúp cho học sinh có đủ năng lực để học tốt các môn học ở trình độ đại học.
Hiện nay, Khoa Dự bị Dân tộc có 11 cán bộ cơ hữu và hàng năm mời giảng hơn 20 cán bộ, giảng viên từ các khoa khác trong trường  tham gia giảng dạy.
Từ năm học 2013-2014 đến nay, thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước, trong đó có 22 huyện nghèo thuộc khu vực Tây Nam bộ, Khoa Dự bị Dân tộc đã tổ chức đào tạo hệ xét tuyển thẳng. Hằng năm, Khoa có khoảng 350 học sinh diện xét tuyển thẳng tham gia học tập.
4. KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Ðiện thoại: 0292.3872006.
Email:
kkhct@ctu.edu.vn.
Website: sps.ctu.edu.vn

Khoa Khoa học Chính trị được thành lập năm 2003 trên cơ sở Bộ môn Mác–Lênin (được thành lập và phát triển từ tháng 10 năm 1975). 
Khoa Khoa học Chính trị có nhiệm vụ :
- Đào tạo cử nhân Chính trị học, cử nhân Triết học và cử nhân Giáo dục Công dân hệ chính quy tập trung;
- Giảng dạy môn các môn Lý luận chính trị cho tất cả các chuyên ngành sinh viên toàn trường;
- Giảng dạy môn Triết học cho học viên cao học các chuyên ngành trong toàn trường;
 - Nghiên cứu khoa học về các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng cho công tác đào tạo và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay;
 - Tham mưu giúp Đảng ủy và Ban Giám hiệu trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ và sinh viên Trường.
Hiện nay, Khoa có 3 Bộ môn (Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) và Tổ Văn phòng Khoa. Khoa hiện có 30 giảng viên, trong đó có 8 Tiến sĩ, 22 Thạc sĩ (trong đó có 06 giảng viên đang học Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước).

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Chính trị học):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/25_CDR_52310201_ChinhTriHoc.pdf
5. KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ðiện thoại: 0292 3832062. Website: cns.ctu.edu.vn
Khoa Khoa học Tự nhiên là đơn vị đào tạo và NCKH của Trường ĐHCT, có nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sau đại học, NCKH & CGCN thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các ngành đào tạo bậc đại học bao gồm Toán Ứng dụng, Vật lý Kỹ thuật, Hóa học, Hóa Dược và Sinh học. Bậc đào tạo Cao học bao gồm Toán Giải tích, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, Vật lý lý thuyết và Vật lý Toán, Hóa Hữu cơ, Hóa Lý thuyết và Hóa Lý, Sinh thái học. Bậc Tiến sĩ bao gồm Hóa Hữu cơ, Vật lý lý thuyết và Vật lý toán. Bên cạnh đó, Khoa còn phụ trách giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của các ngành đào tạo thuộc khối kỹ thuật, nông nghiệp, tự nhiên và xã hội trong toàn Trường.
Khoa có 4 bộ môn bao gồm Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học với tổng số viên chức là 98. Số lượng cán bộ giảng dạy của Khoa là 69 người, tất cả đều đạt trình độ Sau đại học, trong đó có 30 Tiến sĩ và 39 Thạc sĩ. Khoa có 10 Phó Giáo sư (giảng viên cao cấp), 16 giảng viên chính và 43 giảng viên. Lực lượng giảng viên của Khoa năng động, nhiệt tình, đại đa số được đào tạo chính quy từ các trường đại học uy tín trên thế giới. Hơn 20 viên chức của Khoa đang được đào tạo chính quy trình độ Tiến sĩ tại các Trường, Viện nghiên cứu quốc tế.
Nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo theo định hướng nghiên cứu về lĩnh vực khoa học tự nhiên cho khu vực ĐBSCL, Khoa đang tích cực đẩy mạnh hoạt động NCKH & CGCN, đặc biệt là trong lĩnh vực Hóa học, Hóa Dược, Đa dạng sinh học; Môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Khoa học và Công nghệ vật liệu với cấu trúc nano; Mô hình hóa. Trong hai năm 2016 và 2017, Khoa Khoa học Tự nhiên là đơn vị dẫn đầu trong Trường về công bố khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI. Khoa cũng là một trong những đơn vị trong Trường có hoạt động NCKH của sinh viên phát triển. Khoa có một đề tài NCKH của sinh viên đạt Giải nhất (2010) và hai đề tài đạt Giải nhì (2016 và 2018) Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng.
Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH đang được thực hiện, đặc biệt với các đối tác như Viện Công nghệ Kyoto (Nhật Bản) về lĩnh vực Sinh học; Đại học Toyama (Nhật Bản), Viện Pasteur Hàn Quốc, Trường Đại học Seoul Hàn Quốc về lĩnh vực Hóa Dược; các Trường Đại học Chiao Tung (NCTU) và National Central Unvervity (NCU), Đại học Cheng Kung (Đài Loan) về lĩnh vực Vật lý, Toán học.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, Khoa Khoa học Tự nhiên đang tích cực xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trường trong nước, đặc biệt là quốc tế về đào tạo, NCKH & CGCN, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo và NCKH thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của cả nước.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Toán ứng dụng):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/29_CDR_52460112%20_ToanUngDung.pdf
6. KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ðiện thoại: 0292 3872013. Website: sss.ctu.edu.vn
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) được thành lập năm 2009 với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, NCKH & CGCN trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở vùng ĐBSCL và cả nước.
Khoa KHXH&NV luôn chú trọng các hoạt động đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế. Khoa hiện có 4 Bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử - Địa lý - Du lịch, Quản trị Thông tin - Thư viện và Xã hội học với tổng số 42 giảng viên, trong đó có 2 PGS; 8 tiến sĩ, 31 thạc sĩ; 14 GV đang học tiến sĩ, 3 GV đang học thạc sĩ.
Khoa đang đào tạo 4 ngành đại học: Văn học, Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch), Thông tin –Thư viện, Xã hội học và 1 ngành cao học: Văn học Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp từ Khoa đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ĐBSCL và cả nước, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, hành chính-văn phòng, báo chí truyền thông, thông tin-thư viện,…
Khoa đã chủ trì và tham gia 36 đề tài dự án KH&CN các cấp; trong đó có 5 đề tài/dự án cấp Bộ, Tỉnh và Thành phố; 4 đề tài/dự án hợp tác quốc tế; và nhiều đề tài cấp Trường. Cán bộ của Khoa đã công bố nhiều bài báo khoa học, báo cáo hội thảo trong nước và quốc tế.
Khoa đã hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên, hợp tác NCKH, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với các trường đại học từ Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, v.v…Hiên nay, Khoa đang tô chức cho sinh viên giỏi đi du học một học kì ở nước ngoài; đồng thời tiếp nhận sinh viên quốc tế đến học tập nhằm đẩy mạnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu của Khoa là tiếp tục mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL và cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Xã hội học):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/34_CDR_52310301_XaHoiHoc.pdf
7. KHOA KINH TẾ
Điện thoại: 0292. 3838831. Website: ce.ctu.edu.vn
Thành lập năm 1979 và với nỗ lực không ngừng, Khoa Kinh tế đã đạt thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế.
Khoa là đơn vị đào tạo có quy mô lớn của Trường, với 132 viên chức, 11 PGS, 30 tiến sĩ và 93 thạc sĩ. Khoa có 9 bộ môn (Kế toán - Kiểm toán, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên môi trường, Marketing, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng), cùng với Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Nghiên cứu Kinh tế.
Khoa  đào tạo 11 ngành đại học (với hai ngành đạt chuẩn AUN quốc tế là Kinh tế nông nghiệp và Kinh doanh quốc tế), 5 ngành cao học và 3 ngành tiến sĩ, với các hình thức đào tạo chính quy, vừa làm - vừa học, liên thông, bằng đại học thứ 2 và từ xa. Khoa hiện có 5.100 sinh viên, 650 học viên cao học và 88 nghiên cứu sinh. Đặc biệt, Khoa tổ chức đào tạo cao học học vào thứ bảy và chủ nhật.
Mục tiêu của Khoa là tập trung đào tạo trình độ cao và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh đào tạo. Bên cạnh đó, Khoa rất chú trọng công tác NCKH, kết hợp nguồn lực quốc tế, quốc gia và địa phương. Khoa cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn và dài hạn thuộc lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cho toàn khu vực ĐBSCL.
Hoạt động đào tạo và Tư vấn Các lĩnh vực nghiên cứu
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
- Nghiệp vụ khai báo thuế
- Nghiệp vụ ngân hàng
- Kế toán trưởng doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp
- Quản trị hành chính văn phòng
- Quản trị chất lượng
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Thị trường chứng khoán
- Quản trị và phát triển thương hiệu
- Phân tích và dự báo thị trường
- Đào tạo và tư vấn theo yêu cầu
- Quản trị và nghiệp vụ ngân hàng
- Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Quản trị nguồn nhân lực
- Dự án phát triển nông hộ và giảm nghèo
- Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của các sản phẩm chủ lực ở ĐBSCL
- Thị trường sản phẩm
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tín dụng và tài chính
- Phát triển xuất khẩu và nhập khẩu
- Kinh tế tài nguyên và kinh tế môi trường
Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Kế toán):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/42_CDR_52340301_KeToan.pdf
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k43/CDR_7340301_KeToan.pdf
8. KHOA LUẬT 
Ðiện thoại: 0292 3832569.
Email:
kl@ctu.edu.vn.
Website: sl.ctu.edu.vn

Khoa Luật Trường ĐHCT được thành lập vào tháng 09 năm 1998, có nhiệm vụ chính là đào tạo cử nhân luật, thạc sĩ luật và tham gia nghiên cứu nhiều lĩnh vực pháp luật phục vụ cho sự phát triển của vùng ĐBSCL và của cả nước. Đồng thời, Khoa còn tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, viên chức, người lao động của các cơ quan, doanh nghiệp; thực hiện các chương trình thực tập, thực hành nghề luật nhằm đảm bảo kỹ năng hành nghề, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp cho người học.
Khoa nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học pháp lý như đất đai, dân sự, thương mại, hình sự...Trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo, Khoa hợp tác chặt chẽ với các đơn vị đào tạo luật trong nước. Đồng thời Khoa cũng thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo, trao đổi giảng viên với các tổ chức quốc tế, các Khoa Luật của các trường Đại học Lille (Cộng hòa Pháp), Đại học Groningen (Hà Lan), Đại học Newcastle (Úc), các trường ở khu vực Đông Nam Á, v.v…

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Luật Hành chính):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/46_CDR_523080101_Luat_HanhChinh.pdf
9. KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ðiện thoại/Fax: 0292 3831068.
Email:
kmttntn@ctu.edu.vn.
Website: cenres.ctu.edu.vn

Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên được thành lập vào ngày 21 tháng 01 năm 2008 theo Quyết định số 81/QĐ-ĐHCT. Khoa có chức năng đào tạo, NCKH & CGCN trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hiện tại, Khoa có 05 Bộ môn, bao gồm Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Môi trường, Tài nguyên Đt đai, và Tài nguyên Nước. Khoa có 62 cán bộ, trong đó gồm 51 giảng viên, 08 nghiên cứu viên, 02 chuyên viên và 01 tạp vụ. Qua 10 năm phát triển, Khoa đã quan tâm xây dựng nguồn nhân lực và đã có được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gồm 31 Tiến sĩ (02 Giáo sư, 12 Phó Giáo sư) và 28 Thạc sĩ (07 đang theo học tiến sĩ). Lực lượng giảng viên của Khoa rất năng động, trẻ, nhiệt tình, và đa số được đào tạo chính quy từ các trường ngoài nước.
Hiện nay Khoa đang quản lý 06 chương trình đào tạo bậc đại học (Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý Đất đai, Lâm sinh, và Kỹ thuật Tài nguyên Nước), 05 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ (Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý Đất đai, và Biến đổi Khí hậu và Quản lý Đồng bằng) và 02 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ (Môi trường Đất và Nước, Quản lý Đất đai). Ngoài ra, Khoa còn mở các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ và cập nhật chuyên môn liên quan môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp, công ty... đồng thời Khoa cũng tham gia giảng học phần nhiệt đới (Tropical semester) cho sinh viên nước ngoài. Kết quả phản hồi của sinh viên cho thấy sau 01 năm tốt nghiệp hơn 90% sinh viên các ngành trong Khoa có việc làm.
Khoa là đơn vị có năng lực NCKH và CGCN nổi bậc trong bảo vệ, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường. Các lĩnh vực mạnh của khoa như bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá và dự báo diễn biến môi trường, độc học môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng đất, GIS và viễn thám, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu…; đặc biệt là ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường. Khoa không những có mối quan hệ chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… ở ĐBSCL mà còn có mối quan hệ hợp tác với nhiều Viện, Trường có uy tín ở trong và ngoài nước như các Đại học ở châu Mỹ, châu Âu, Úc, Á và các trường thuộc khu vực Đông Nam Á.
Trong 10 năm qua, Khoa đã triển khai hơn 130 đề tài/dự án NCKH và CGCN từ nguồn kinh phí trong và ngoài nước, công bố hơn 500 công trình trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, đóng góp tích cực cho đào tạo và ứng dụng trong quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường ngày càng bền vững hơn.  

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Kỹ thuật môi trường):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/50_CDR_52520320_KyThuatMoiTruong.pdf
10. KHOA NGOẠI NGỮ
Điện thoại: 0292 3872290.
Website: sfl.ctu.edu.vn

Khoa Ngoại ngữ được thành lập vào ngày 23 tháng 03 năm 2015 theo Quyết định số 714/QĐ – ĐHCT. Văn phòng Khoa tọa lạc tại số 411 đường 30 /4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Khoa Ngoại ngữ là đơn vị đào tạo, NCKH chuyên sâu trong lĩnh vực  ngoại ngữ, là đơn vị tư vấn cho Ban Giám hiệu Trường trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, NCKH, CGCN, khảo thí và đánh giá năng lực ngoại ngữ. Khoa Ngoại ngữ đang xây dựng lộ trình phát triển thêm nhiều ngành đào tạo, chương trình giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Về tổ chức, Khoa có 05 Bộ môn: Bộ môn Phương pháp Dạy học tiếng Anh, Bộ môn Phương pháp Dạy học tiếng Pháp, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Anh, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Bộ môn tiếng Anh Căn bản và Chuyên ngành. Khoa hiện có 06 chuyên viên, 01 nhân viên và 77 giảng viên, trong đó có 01 Phó giáo sư, 15 Tiến sĩ, 61 Thạc sĩ. Khoa hiện có hiện có 14 giảng viên đang theo học các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ở nước ngoài.
Về đào tạo và bồi dưỡng, Khoa có 1.900 sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo: Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Biên dịch - Phiên dịch tiếng Anh. Có 105 sinh viên đang theo học chương trình chất lượng cao ngành Ngôn ngữ Anh. Ngoài ra Khoa tham gia đào tạo hơn 1.600 học viên tại các Trung tâm liên kết đào tạo của Trường ĐHCT tại ĐBSCL. Về đào tạo sau đại học, hiện có 196 học viên theo học Thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Bộ  môn tiếng Anh Lý luận và Phương pháp Dạy học Bộ  môn tiếng Pháp. Khoa Ngoại ngữ phụ trách giảng dạy ngoại ngữ không chuyên sinh viên toàn Trường ĐHCT. Khoa là đơn vị được Lãnh đạo Trường giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng Giáo viên ngoại ngữ và những viên chức có nhu cầu học ngoại ngữ.
Về hợp tác quốc tế, Khoa đã phát triển nhiều chương trình hợp tác với các đối tác Pháp, Bỉ, Mỹ, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Các chương trình hợp tác tập trung đến việc nâng cao nguồn nhân lực của Khoa, góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho ĐBSCL và cho việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng, NCKH & CGCN của Khoa. Trong thời gian qua các chương trình hợp tác quốc tế của Khoa đã tập trung nhiều đến các hoạt động trao đổi giáo viên và SV với các đối tác.
Khoa Ngoại ngữ là một đơn vị luôn phấn đấu hướng đến sự đồng thuận, tận tâm, chuẩn mực, sáng tạo và là một địa chỉ đào tạo, bồi dưỡng, NCKH ngoại ngữ đáng tin cậy.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Ngôn ngữ Anh):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/81_CDR_52220201_NgonNguAnh.pdf
11. KHOA NÔNG NGHIỆP
Đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Điện thoại: 0292 0292 3830985.
Website: coa.ctu.edu.vn

Khoa Nông nghiệp được thành lập từ năm 1968, hai năm sau khi Viện Đại học Cần Thơ chính thức hình thành. Nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL và cả nước trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi và chế biến thực phẩm.
Từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, đến nay Khoa đang quản lý 14 ngành/chuyên ngành đào tạo bậc Đại học (01 ngành chất lượng cao), 10 ngành đào tạo bậc Thạc sĩ (02 ngành đào tạo bằng tiếng Anh) và 06 ngành Tiến sĩ với quy mô khoảng 5.000 sinh viên, 250 học viên cao học và 98 nghiên cứu sinh. Để đảm nhận trọng trách này, Khoa hiện có 223 cán bộ viên chức trong đó có 115 giảng viên (05 GS, 33 PGS, 42 TS và 35 Th.S).
Để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và NCKH, Khoa Nông nghiệp được đầu tư nhiều phòng thí nghiệm từ các chương trình hợp tác bao gồm JICA, SAREC, VLIR... Với 41 phòng thí nghiệm hiện hữu và 37 phòng thí nghiệm được nâng cấp và đầu tư mới từ Dự án ODA (2015-2022) cùng với hệ thống nhà lưới, nhà màng, bệnh xá thú y và khu trại thực nghiệm, Khoa đã và đang thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp cũng như thực hiện các hợp tác theo nhu cầu của địa phương; đã chuyển giao cho cộng đồng nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống như chế phẩm Trico-ĐHCT, chế phẩm nấm xanh, phân bón vi sinh, các quy trình kỹ thuật canh tác (xử lý ra hoa cây ăn trái, sản xuất rau sạch), các quy trình bảo quản sau thu hoạch và chế biến thực phẩm.
Với điều kiện con người và cơ sở vật chất được tập trung đầu tư, Khoa Nông nghiệp không ngừng phấn đấu là một đơn vị có uy tín trong đào tạo và NCKH, đồng thời, tiếp tục duy trì và mở rộng các mối quan hệ hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Khoa.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Bảo vệ thực vật):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/61_CRD_52620112_BaoVeThucVat.pdf
12. KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ðiện thoại: 0293 351 1111.
Website: crd.ctu.edu.vn

Khoa Phát triển Nông thôn được thành lập ngày 28/06/2011 theo Quyết định số 1577/QĐ-ĐHCT, cơ sở của Khoa đặt tại Khu Hòa An, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Nhiệm vụ trọng tâm của Khoa là đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho vùng nông thôn, nghiên cứu và chuyển giao khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển nông thôn.
Khoa Phát triển Nông thôn là một trong những khoa trẻ nhất của Trường và cũng là đơn vị phát triển nhanh về quy mô đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, mạnh về hoạt động phục vụ cộng đồng. Khoa có các chương trình hợp tác với các tổ chức và trường đại học quốc tế trong trao đổi học thuật, trao đổi sinh viên, tổ chức các hoạt động học tập thông qua phục vụ cộng đồng. 

Về tổ chức, Khoa có 03 Bộ môn và 01 Trung tâm: Bộ môn Kinh tế xã hội nông thôn, Bộ môn Công nghệ nông thôn, Bộ môn Kỹ thuật nông nghiệp và Trung tâm Bảo tồn Tự nhiên và Phát triển cộng đồng. Khoa hiện có 47 cán bộ viên chức với 30 giảng viên, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 08 tiến sĩ và 20 thạc sĩ. Các ngành Khoa đào tạo và phối hợp với các đơn vị khác đào tạo tại Khu Hòa An là 11 ngành/chuyên ngành bậc đại học. Trong đó, Khoa trực tiếp đào tạo 03 ngành chủ lực là Khuyến nông, Kinh doanh nông nghiệp và Nông học (chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp). Số lượng sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo tại Khoa là 2.793. Sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện đều có việc làm tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan nông nghiệp; các công ty/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông-thủy sản; các cơ sở nghiên cứu, đào tạo Viện, Trường.
Khoa có thế mạnh NCKH & CGCN về các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới, kỹ thuật nông nghiệp (bao gồm khuyến nông, kinh tế nông hộ, hợp tác xã, xây dựng và quản lý dự án). Trong thời gian tới khoa sẽ tập trung phát triển các NCKH hướng theo cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm:
  • Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, hệ thống nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Nghiên cứu bảo tồn các giống cây ăn trái bản địa vùng Nam sông Hậu và ĐBSCL, bảo tồn tự nhiên khác;
  • Nghiên cứu về vai trò kinh tế tập thể, HTX, trong phát triển và xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn cho các địa phương.
Một số thành tựu trong NCKH & CGCN đáng kể là: Nghiên cứu mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL, Nghiên cứu tổ chức sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP và nâng cao chuổi giá trị lúa gạo (HTX Tấn Cường, Tam Nông, Đồng Tháp), Đánh giá về tổn thương sinh kế của người dân ở vùng chịu ảnh hưởng lũ của Cam-pu-chia và Việt Nam.
Về hợp tác, bên cạnh mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương ĐBSCL, Khoa có quan hệ hợp tác mạnh với tổ chức quốc tế uy tín và các trường đại học hàng đầu trên thế giới, trong đó đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với các trường đại học: Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Arkansas (Hoa Kỳ), Đại học Kyushu (Nhật Bản), Đại học Saga (Nhật Bản), Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh (Campuchia) và tổ chức quốc tế về hỗ trợ giáo dục Peacework (Hoa Kỳ).

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Khuyến nông):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/68_CDR_52620116_KhuyenNong.pdf
 13. KHOA SƯ PHẠM
Ðiện thoại: 0292 3830261.
Website: se.ctu.edu.vn

Khoa Sư phạm được thành lập từ năm 1966. Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo giáo viên trung học phổ thông, giáo viên tiểu học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và giáo viên các cấp, thực hiện các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Hàng năm, Khoa cùng với Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm còn đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên các tỉnh ÐBSCL kiến thức chuyên môn và kiến thức về các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…
Khoa hiện có 09 Bộ môn, 01 Trung tâm, gồm: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ðịa lí, Tâm lí - Giáo dục, Giáo dục Tiểu học – Mầm non và Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm. Ngoài ra, Khoa còn hỗ trợ và phối hợp về công tác chuyên môn với Trường Trung học Thực hành Sư phạm.  
Tổng số cán bộ viên chức của Khoa là 122 người, trong đó có 107 giảng viên. Hiện Khoa có 08 Phó Giáo sư, 36 tiến sĩ, 63 thạc sĩ. Số lượng sinh viên chính quy của Khoa là 2.346, học viên cao học là 143. 
Thế mạnh NCKH của Khoa là các lĩnh vực thuộc về phương pháp dạy học, phát triển nghề nghiệp chuyên môn cho giáo viên.
Khoa có nhiều hoạt động đối tác truyền thống ở Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia... trong công tác trao đổi cán bộ, nghiên cứu, giảng dạy, giao lưu sinh viên quốc tế; kí kết trao đổi hợp tác với ĐH Ostrava, Cộng hòa Czech.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Sư phạm Ngữ văn):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/75_CDR_52140217_SuPhamNguVan.pdf
14. KHOA THỦY SẢN
Ðiện thoại: 0292 3834307.
Fax: 0292 3830323.
Website: caf.ctu.edu.vn

Khoa Thủy sản được thành lập năm 1979. Qua 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Thủy sản đã luôn nỗ lực để thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực, NCKH & CGCN để góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững ngành thủy sản ĐBSCL và cả nước.
Hiện nay, Khoa có 6 Bộ môn và Trung tâm: Thủy sinh học ứng dụng, Bệnh học thuỷ sản, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Kỹ thuật nuôi Hải sản, Quản lý và Kinh tế nghề cá, Chế biến Thủy sản, Trung tâm NC UD Thủy sản Công nghệ cao và Văn phòng Khoa. Tổng số cán bộ là 102 người, trong đó có  57 giảng viên và 30 nghiên cứu viên; 2 Giáo sư, 21 PGS, 35 tiến sĩ, 25 thạc sĩ đang học tiến sĩ.
Hiện nay, Khoa đào tạo 4 ngành bậc đại học, gồm Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý thủy sản, Chế biến thủy sản và Chương trình tiên tiến Nuôi trồng thủy sản (Giảng dạy bằng Tiếng Anh hợp tác với Trường Đại học Auburn – Hoa kỳ); bậc cao học gồm có 2 ngành Tiếng Việt (Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học Thủy sản) và 3 ngành – chuyên ngành Tiếng Anh (Nuôi trồng thủy sản; Biến đổi khí hậu và quản lý tổng hợp thủy sản vùng ven biển, Đa dạng và bảo tồn tài nguyên thủy sinh vật. Bậc tiến sĩ có 1 ngành  Nuôi trồng thủy sản. Khoa hiện đào tạo trên 1100 sinh viên đại học chính quy, 100 học viên cao học và 30 nghiên cứu sinh.
Trong 5 năm qua, Khoa có trên 200 dự án và đề tài nghiên cứu các cấp. Khoa thường xuyên tổ chức trên 20 khóa tập huấn cho hơn 500-1.000 người mỗi năm.
Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, đơn vị địa phương và trong nước, Khoa có quan hệ hợp tác mạnh với hơn 50 Viện, Trường và tổ chức quốc tế, đặc biệt Khoa có hợp tác mạnh với hơn 120 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các dự án hợp tác quốc tế quan trọng đã và đang thực hiện như WES, WB, ACIAR, VLIR, INCO, JIRCAS, ECOST, TRIG, RESCOPA, NAGAO PhysCam, RESCOPAR, CUD, SUPA, SEAT, NAGAO, RIP, TRASHFISH, iAQUA,  VIDATEC, AQUABIOACTIVES, PANGAGEN, CONSEA, JICA. Đặc biệt, trong khuôn khổ Dự án nâng cấp Trường ĐHCT do JICA tài trợ (2015-2022), lĩnh vực thủy sản đang được đầu tự nâng cấp quan trọng về nhân lực, cơ sở vật chất, đào tạo, NCKH & CGCN. 

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Nuôi trồng thủy sản):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/86_V1_CDR_52620301_NuoiTrongThuySan.pdf
15. KHOA SAU ĐẠI HỌC
Ðiện thoại: 0292 3834401.
Website: gs.ctu.edu.vn

Khoa Sau đại học thành lập ngày 01/08/2011, có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và phát triển công tác đào tạo sau đại học trong toàn trường để thực hiện chiến lược về phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học của Trường.
Các hoạt động chính của khoa là công tác hành chính, học vụ, tuyển sinh bậc sau đại học, phối hợp quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học và NCKH, liên kết đào tạo sau đại học trong và ngoài nước, bồi dưỡng sau đại học; phối hợp tổ chức các hoạt động khác phục vụ, hỗ trợ đào tạo sau đại học.
Tổng số viên chức của Khoa là 09 người, trong đó có 01 phó giáo sư, 02 thạc sĩ, 05 đại học; số học viên cao học là 2.957 và số nghiên cứu sinh là 371 (tháng 10 năm 2018).
16. BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Ðiện thoại: 0292 872187. Website: dpe.ctu.edu.vn
Bộ môn Thể dục Thể thao được hình thành vào năm 1976, bộ môn ghép chung với Bộ môn Quân Sự gọi là Bộ môn Quân Thể.
Năm 1984: Bộ môn Thể dục trực thuộc phòng đào tạo.
Năm 1987: Bộ môn Thể dục trực thuộc Ban Giám Hiệu.
Năm 1996 đến nay: đổi tên thành Bộ môn Giáo dục Thể chất.
Sứ mạng (Mission): Bộ môn Giáo dục Thể chất Trường ĐHCT, thực hiện giảng dạy các môn thể dục thể thao cho sinh viên chuyên và không chuyên ngành giáo dục thể chất, thực hiện các hoạt động NCKH về lĩnh vực giáo dục thể chất và TDTT và tổ chức các hoạt động phong trào TDTT cho cán bộ và sinh viên trong và ngoài trường.
Tầm nhìn (Vision): Đến năm 2022, Bộ môn Giáo dục Thể chất Trường ĐHCT sẽ trở thành một trong những đơn vị đào tạo, NCKH và tổ chức các phong trào chất lượng tốt nhất trong khu vực ĐBSCL, góp phần nâng cao chất lượng bền vững cho Trường ĐHCT.          

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Giáo dục thể chất):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/01_CDR_52140206_GDTC.pdf
17. VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Điện thoại: 0292 3833256;
Website: mdi.ctu.edu.vn

Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL là Viện đào tạo và nghiên cứu liên ngành thuộc Trường ĐHCT. Viện được chính thức thành lập theo quyết định số 269/QĐ-ĐHCT.TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2005 trên cơ sở của Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác.
Nhiệm vụ của Viện là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường của ĐBSCL thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học và cũng như nâng cao nguồn nhân lực ở địa phương.
Mục tiêu chung của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL là đóng góp vào chiến lược quốc gia về an ninh lương thực, phát triển nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể là: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển nông thôn bền vững thông qua các chương trình đào tạo và huấn luyện chất lượng cao; Cải thiện tính bền vững của sản xuất lương thực và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên nông nghiệp bằng cách áp dụng các giải pháp tổng hợp về kỹ thuật trên đồng ruộng và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở cấp cộng đồng và vùng; Cải thiện chất lượng cuộc sống và tính thích ứng về sinh kế thông qua giải pháp về kinh tế - xã hội.
Cơ cấu tổ chức hiện tại gồm: (1) Bộ môn Phát triển Nông nghiệp; (2) Bộ môn Kinh tế-Xã hội và Chính sách.
Đào tạo: Đào tạo chuyên ngành Phát triển Nông thôn bậc Đại học, Cao học và Nghiên cứu sinh; Đào tạo cao học chuyên ngành Hệ thống Nông nghiệp.
Nghiên cứu khoa học: Viện tập trung 4 chương trình nghiên cứu trọng tâm: (1) an ninh lương thực, (2) quản lý nguồn tài nguyên nông nghiệp, (3) phát triển nông thôn, và (4) ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tin về từng ngành vào Website của Trường Đại học Cần Thơ
Tham khảo đường link (thí dụ ngành Phát triển nông thôn):
https://www.ctu.edu.vn/ctdt/k40/93_CDR_52620116_PhatTrienNongThon.pdf
18. VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Điện thoại: 0292 3835961.
Website: birdi.ctu.edu.vn

19. VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Điện thoại:  0292.3730.448.
Fax: 0292.3730.392.
Website: dragon.ctu.edu.vn

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu
Mekong), được thành lập năm 2008 theo một thỏa thuận chính thức giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ. Viện là đơn vị hàng đầu trong NCKH và chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến hiện tượng thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong khu vực và các tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên, sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cũng như sinh kế và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Viện tập trung nghiên cứu các giải pháp chiến lược và kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cho các địa phương qua nhiều mô hình thích hợp ở ĐBSCL và các vùng khác.
Viện cũng là đầu mối của ĐHCT trong phối hợp đào tạo, NCKH và chia sẻ kinh nghiệm với các viện, trường trong và ngoài nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các địa phương về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Hiện nay, Viện đang mở rộng phạm vị địa lý nghiên cứu cho toàn lưu vực sông Mekong.
Kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh về 6 nhóm nghiên cứu đa ngành: (1) Cơ sở dữ liệu – GIS – Mô hình; (2) Quản lý tài nguyên nước; (3) Đa dạng sinh học; (4) Quy hoạch sử dụng đất đai; (5) Kinh tế xã hội; (6) Quản lý đô thị và công nghiệp.
Viện đã thực hiện đào tạo và hướng dẫn nhiều nghiên cứu ở bậc cao học và tiến sĩ. Ngoài ra, các đợt tập huấn dài và ngắn hạn về lĩnh vực liên quan đến thích ứng, giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu được Viện tổ chức thường xuyên, nhằm chuyển giao các kết quả NCKH, công nghệ cho các địa phương trong và ngoài nước.
Hợp tác quốc tế là một trong những thế mạnh của Viện, với nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu phối hợp thực hiện với các cơ quan, tổ chức và các viện, trường của nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Úc, Hà Lan, Đức, các quốc gia Châu Âu, Châu Á khác và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
19. TrưỜng Trung hỌc PhỔ thông ThỰc hành Sư phẠm
Điện thoại: 0292 3734 758.
Website: thsp.ctu.edu.vn

Trường THPT Thực hành Sư phạm thuộc ĐHCT chính thức được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 2011. Cơ sở vật chất của trường được thụ hưởng từ Dự án phát triển Giáo viên THPT & TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo và từ nguồn kinh phí đầu tư của ĐHCT với các phòng học và trang thiết bị phục vụ dạy học mới, đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên của trường gồm giáo viên cơ hữu là những giáo viên giỏi, yêu nghề được tuyển chọn từ các tỉnh, thành ĐBSCL và các giáo viên mời giảng là những giảng viên giàu kinh nghiệm của ĐHCT.
Năm học 2012-2013 trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên gồm 4 lớp thuộc khối 10 với tổng số 126 học sinh. Trong những năm đầu hoạt động, trường THPT Thực hành Sư phạm đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, Ban Giám hiệu ĐHCT, đặc biệt là sự hỗ trợ trực tiếp của Khoa Sư phạm. Đồng thời, nhà trường cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các đơn vị khác như: Khoa Khoa học Chính trị, Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Giáo dục Thể chất, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và các Phòng, Ban chức năng. Với lòng nhiệt huyết, năng động, với lòng yêu nghề và sự tận tình công tác của thầy cô giáo, cán bộ của trường và sự quan tâm của ĐHCT, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh, hiện nay, Trường THPT Thực hành Sư phạm đã đi vào hoạt động ổn định, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đã rất khả quan, khẳng định được thương hiệu trong đào tạo.
Trường Trường THPT Thực hành Sư phạm  tuyển sinh từ nguồn học sinh đến từ các Trường THCS thuộc Thành phố Cần Thơ và các tỉnh  ĐBSCL.
Hiện tại, Trường THPT Thực hành Sư phạm đã được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt và đang triển khai thực hiện Đề án để phát triển thành Trường THPT Chất lượng cao trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hy vọng trong tương lai, Trường sẽ là một ngôi trường THPT kiểu mẫu, chất lượng cao của Thành phố Cần Thơ cũng như khu vực ĐBSCL và cả nước.
19. TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ðiện thoại: 0293 3511 917.
Website: dec.ctu.edu.vn

Trung tâm Giáo dục quốc phòng – An ninh được thành lập năm 2004 trên cơ sở Bộ môn Giáo dục quốc phòng. Trung tâm có nhiệm vụ giảng dạy môn GDQP cho SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn ĐBSCL theo sự phân công của Bộ GD&ĐT, với lưu lượng hàng năm khoảng 25.000 - 28.000 SV. Đồng thời, Trung tâm còn là cơ quan tham mưu cho Ðảng ủy và Ban Giám hiệu trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Ngoài ra, Trung tâm còn tham gia huấn luyện đào tạo các đối tượng khác như: lực lượng tự vệ Trường, đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng cho các trường phổ thông trung học trong khu vực ĐBSCL.
Trung tâm có 3 bộ môn: Đường lối quân sự, Quân sự chung và Kỹ - chiến thuật.
Chương trinh đào tạo gồm 5 học phần:  Đường lối quân sự., Công tác quốc phòng, an ninh, Quân sự chung, Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và Phương pháp huấn luyện.
Đến học tập và rèn luyện tại Trung tâm, SV được sống trong một môi trường gần gũi với môi trường Quân đội, là một môi trường thuận lợi để thực hiện GDQP cho SV với kết quả tốt nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong công tác GDQP là: (1) Trang bị cho SV những tư duy, lý luận về Quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Quân sự; (2) Rèn luyện cho SV một nếp sống kỷ luật, tác phong nghiêm túc, khoa học, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng, góp phần vào mục tiêu đào tạo toàn diện trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.
Trung tâm GDQP-AN có môi trường học tập và rèn luyện tốt cho SV. Hệ thống thao trường, bãi tập, giảng đường chuyên dùng, nơi ăn ở của SV được đầu tư xây dựng đồng bộ và khá hoàn chỉnh. Việc tổ chức học tập, rèn luyện kết hợp với các hoạt động ngoại khoá phong phú đã làm cho những ngày học tập và rèn luyện tại Trung tâm là những ngày thực sự có ý nghĩa đối với quãng đời SV. Qua các đợt học GDQP, mỗi SV đều thấy mình như chững chạc hơn, trưởng thành hơn, nhận thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ BVTQ cũng được nâng cao hơn.
20. TRUNG TÂM HỌC LIỆU
Điện thoại:  0292 3831565.
Website: lrc.ctu.edu.vn

Tiền thân là Thư viện Trung tâm được thành lập năm 1966 với nhiệm vụ cung cấp cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy cho cán bộ và sinh viên.
Năm 2006, Thư viện Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Học liệu, có chức năng phát triển, tổ chức quản lý và phục vụ các nguồn học liệu cho hoạt động học thuật, nghiên cứu và quản lý trong và ngoài trường.
Trung tâm Học liệu có 04 đơn vị chuyên môn là Văn Phòng, Tài nguyên Thông tin, Dịch vụ Thông tin và Công nghệ Thông tin, số viên chức là 35 người.
Trung tâm Học liệu phát triển nguồn học liệu đa dạng và phong phú về nội dung đáp ứng các nhu cầu học thuật, về hình thức tài liệu gồm cả in ấn và điện tử, trong đó, bộ sưu tập tài liệu tham khảo dạng in ấn có khoảng 126.437 nhan đề với 290.029 quyển. Nhiều nguồn tài liệu điện tử là các cơ sở dữ liệu sách và tạp chí khoa học uy tín quốc tế như: Proquest Central, Sprigerlink, Science direct, ISI, WTO, WB, Research4life, Cabi, Emerald, Ebrary,...
Dịch vụ thư viện mang đến sự tiện ích và hiện đại được phục vụ tận tình tại tòa nhà Trung tâm Học liệu và tiện ích qua mạng internet. Tài liệu dạng in ấn được khai thác trong không gian mở - tự chọn trên kệ; Mượn, trả và đọc tại chỗ - 1.000 chỗ ngồi nghiên cứu và tự học; Sử dụng tài liệu nghe nhìn – học ngoại ngữ và xem phim giải trí - học tập ở khu vực chung và góc riêng tư; 300 máy vi tính hiện đại kết nối internet không giới hạn; Các nguồn tài liệu dạng điện tử được truy cập trực tuyến qua mạng internet không giới hạn không gian và thời gian.
Tiện ích phục vụ học thuật được phục vụ kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến như: sử dụng phòng thảo luận nhóm; phòng nghiên cứu cá nhân; Thẻ sinh viên, viên chức tích hợp thư viện; Đào tạo kỹ năng thông tin – giúp tìm tin chính xác, nhanh, đúng nhu cầu học thuật, nghiên cứu và quản lý; Tổ chức hội nghị và hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
21. TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ                   
Điện thoại:  0292 3830617.
Website: cfl.ctu.edu.vn

Trung tâm Ngoại ngữ được thành lập và hoạt động liên tục từ năm 1991, là trung tâm giảng dạy và tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia có chất lượng và uy tín cao. Trung tâm thường xuyên khai giảng các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp ở các cấp độ, cùng với các lớp tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, và tiếng Việt cho người nước ngoài. Trung tâm cũng tổ chức các lớp luyện thi IELTS, TOEFL ITP, TOEIC ở nhiều cấp độ và thời gian học linh hoạt đáp ứng nhu cầu của học viên.
Trung tâm là điểm thi của Hội đồng Anh (British Council)  tổ chức thi IELTS quốc tế từ năm 2007,  Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (đại diện là IIG Việt Nam) tổ chức thi TOEFL ITP, và TOEIC từ năm 2009, Quỹ học bổng giao lưu Châu Á tổ chức kỳ thi tiếng Nhật TỌP.
Trung tâm hiện có đội ngũ giảng dạy với hơn 200 giảng viên, đa số là giảng viên Trường ĐHCT và từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, hàng năm Trung tâm tiếp nhận nhiều chuyên gia, tình nguyện viên từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ tập huấn giảng viên và trực tiếp giảng dạy.
Cơ sở giảng dạy của Trung tâm với các phòng học được trang bị máy điều hòa, màn hình LCD, máy chiếu… tập trung tại Khu I và Khu II, Khu III và Khu Hòa An của Trường ĐHCT. Ngoài ra, Trung tâm có các cơ sở giảng dạy tại quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ. Trung tâm cũng liên kết với các đơn vị có chức năng đào tạo tổ chức giảng dạy, ôn luyệt thi đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trên địa bàn và khu vực.
Với mục tiêu: Chất lượng tốt nhất – Giá cả hợp lí nhất – Phục vụ tận tình nhất, Trung tâm Ngoại ngữ luôn phấn đấu không ngừng nhằm giữ vững vị thế hàng đầu trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố và phát triển thành Trung tâm Ngoại ngữ Xuất Sắc vùng ĐBSCL.
22. TRUNG TÂM LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Đơn vị kết nối, hợp tác, tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Điện thoại: 02923 734370 – 02923 831634        
Website: ctc.ctu.edu.vn

Trung tâm Liên kết Đào tạo, tiền thân là Trung tâm Đào tạo Từ xa, được thành lập theo quyết định số 620/QĐ-ĐHCT ngày 04 tháng 05 năm 2009, là đơn vị chức năng trực thuộc Trường ĐHCT với tổng số 14 viên chức. Trung tâm được Trường giao các nhiệm vụ chính: Tổ chức và quản lý các hệ đào tạo từ xa, vừa làm vừa học bậc đại học và các hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cấp chứng nhận, chứng chỉ theo nhu cầu của người học, địa phương và xã hội.
Trung tâm là đơn vị hỗ trợ cho các địa phương trong công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công tác đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học để phục vụ trong các thành phần kinh tế đóng góp vào sự nghiệp phát triển cho các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Trung tâm là đơn vị tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và khả năng nghiên cứu sáng tạo ở bậc Đại học.
Hiện nay, Trung tâm đang quản lý trên 30 ngành đào tạo hệ vừa làm vừa học và 18 ngành hệ đào tào từ xa ở hơn 65 đơn vị liên kết tại các địa phương với đa dạng hình thức học: học tập trung theo hình thức truyền thống hoặc học trực tuyến . Ngoài các ngành này, tổng số các ngành có thể đào tạo theo nhu cầu lên đến 77 ngành và 17 chuyên ngành bậc đại học.
23. TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Điện thoại: 0292 3731072,
Fax: 0292 3731071 
Website: www.cusc.ctu.edu.vn

Thành lập từ tháng 3 năm 2001 theo Quyết định số 1574/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Công nghệ phần mềm ĐHCT (Cantho University Software Center - CUSC) là trung tâm phần mềm đầu tiên trong khu vực ĐBSCL, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp, phát triển phần mềm và ứng dụng Công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống xã hội. Các hoạt động của trung tâm tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015, hướng đến chuẩn CMMI, nhằm đảm bảo chất lượng đạt chuẩn của quốc gia và mang tầm quốc tế.

Đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin

Tổ chức huấn luyện và đào tạo liên quan đến công nghiệp phần mềm.
Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài
trong việc đào tạo về công nghiệp phần mềm.
Sản xuất và Gia công phần mềm
Phát triển phần mềm chuyên dụng cho khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện, quản lý, cài đặt, nâng cấp, bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống CNTT.
Gia công phần mềm cho các đơn vị sản xuất phần mềm trong và ngoài nước.
Sản phẩm phần mềm tiêu biểu: Hệ thống tích hợp thông tin quản lý đào tạo; Phần mềm Quản lý tổng thể bệnh viện; Phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến; Phần mềm ISO điện tử; Hệ thống thông tin tổng hợp báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội,…
Tư vấn các dự án Công nghệ thông tin
Tư vấn các giải pháp phần mềm, giải pháp tích hợp phần cứng và phần mềm trong các dự án công nghệ thông tin.
20. NHÀ XUẤT BẢN
Điện thoại: 0292 3839981.
Website: ph.ctu.edu.vn

Nhà xuất bản ĐHCT là tổ chức xuất bản hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; xuất bản ấn phẩm phục vụ công tác đào tạo, NCKH của Trường ĐHCT và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSCL theo quy định của Luật xuất bản và các quy định của pháp luật Việt Nam; là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng và con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất bản phẩm chủ yếu của Nhà xuất bản ĐHCT gồm (i) tài liệu tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; (ii) giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, kỷ yếu, công trình nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tài liệu tham khảo thuộc các lĩnh vực; (iii) từ điển dùng cho các chuyên ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng; (iv) sách, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài dùng làm tài liệu tham khảo; (v) tài liệu giảng dạy và các tài liệu khác bằng tiếng dân tộc; (vi) các xuất bản phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản ĐHCT.
III. CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
1. PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ
Điện thoại: 0292 3830302.
Website:
dpa.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ
Nắm bắt tình hình chính trị tư tưởng của cán bộ viên chức và sinh viên, đề xuất với Hiệu trưởng chủ trương và biện pháp về công tác này. Tổ chức học tập, sinh hoạt chính trị, thời sự cho sinh viên và cán bộ viên chức. Phối hợp với các đơn vị xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Thực hiện công tác an ninh trật tự trong Trường.

2. PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
Điện thoại: 0292 3872177.
Website: www.dsa.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Ban giám hiệu trong công tác quản lý sinh viên, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, những quy định của Trường liên quan đến sinh viên. Tham mưu cho Ban Giám hiệu quản lý mọi mặt sinh hoạt và đời sống sinh viên.
3. PHÒNG ĐÀO TẠO

Điện thoại: 0292 3831156.
Email:
pdt@ctu.edu.vn.
Website: daa.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác định hướng, xây dựng và phát triển ngành nghề đào tạo; công tác tuyển sinh; kế hoạch đào tạo; quy định và quy trình đào tạo; công tác tổ chức giảng dạy; tổ chức biên soạn giáo trình trình độ đại học hệ chính quy và dự bị đại học.
4. PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
Điện thoại: 0292 3838262.
Website: dir.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Hiệu truởng và Ban giám hiệu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các mặt công tác hợp tác quốc tế của Trường. Hỗ trợ nghiệp vụ và cung cấp thông tin cho các đơn vị lập đề án, dự án, quản lý những dự án đang thực hiện. 
5. PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
Điện thoại: 0292 3832663 / 3831530.
Website: dap.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: giúp Hiệu trưởng và Ban giám hiệu tổ chức, điều hành các hoạt động hành chính và văn thư của Trường. Đồng thời thực hiện công tác tổng hợp, thống kê và tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác kế hoạch của Trường.
6. PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
Điện thoại: 0292 3872175.
Website: dra.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: giúp Hiệu trưởng và Ban giám hiệu quản lý các hoạt động KH&CN của Trường, xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển hoạt động KH&CN, quản lý công tác chuyển giao tiến bộ khoa học và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
7. PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ
Điện thoại: 0292 3830262.
Website: dfm.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong công tác quy hoạch, quản lý sử dụng cơ sở vật chất trong Trường; quản lý và giám sát việc sữa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại; theo dõi, quản lý mua sắm, xử lý tài sản trong trường.
8. PHÒNG TÀI CHÍNH
Điện thoại: 0292 3872118.
Website: dfa.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Hiệu trưởng phương hướng, biện pháp, qui chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng. Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Trường; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính.
9. PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ
Điện thoại:0292 3872114.
Website: dl.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra nội bộ và công tác pháp chế trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm các hoạt động của Nhà trường tuân thủ theo pháp luật và quy định của Nhà trường, tăng cường hiệu quả quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường.
10. PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
Điện thoại: 0292 3832664.
Website: dp.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, kiện toàn tổ chức bộ máy; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với công chức, viên chức và người lao động.
11. BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
Điện thoại: 0292 3835529.
Website: dcm.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Ban Giám hiệu quản lý  xây dựng tất cả các công trình xây dựng mới theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển Trường. Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, các cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn được duyệt.
12. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
Điện thoại: 0292 3872162.
Website: pmuoda.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý các dự án ODA theo quy định của pháp luật và yêu cầu của nhà tài trợ. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Trường tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ chung của Trường về tiếp nhận và quản lý, triển khai các dự án ODA.
13. TRUNG TÂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Điện thoại: 0292 3872170.
Website: qat.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý chất lượng giáo dục đại học, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc đảm bảo chất lượng đào tạo và NCKH; thực hiện các hoạt động hợp tác, tư vấn và hỗ trợ về đảm bảo chất lượng giáo dục. 

14. Trung tâm Đánh giá năng lỰc NgoẠi ng
Điện thoại: 0292 3872295.
Website: cfla.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: Tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ và cấp chứng chỉ/chứng nhận cho người đạt các trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Phối hợp với các tổ chức đào tạo và đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế thực hiện đánh giá các loại hình năng lực ngoại ngữ như TOEFL iBT, IELTS, TOEIC, ESP, Cambridge, Michigan Proficiency,...
15. TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ QUẢN TRỊ MẠNG

Điện thoại: 0292 3830308.
Website:
inac.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc xây dựng, quản lý, phát triển hạ tầng hệ công nghệ thông tin - truyền thông và ứng dụng CNTT & TT trong hoạt động đào tạo, NCKH và quản lý.
16. TRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ VÀ KHỞI NGHIỆP SINH VIÊN
Điện thoại: 0292 3872284.
Website: scs.ctu.edu.vn

Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc liên kết, phối hợp, hỗ trợ với các đơn vị trong và ngoài Trường thực hiện các công tác tư vấn – hỗ trợ sinh viên. Đặc biệt là việc hỗ trợ sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.








 
1. Các đơn vị đã ký kết về tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Cần Thơ đã thiết lập quan hệ với 145 công ty doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng sinh viên trường.
Các tổ chức, doanh nghiệp rất đa dạng về quy mô từ công ty tập đoàn đa quốc gia đến các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Các số liệu này được đưa vào các báo cáo chính thức của trường và nộp cho tổ chức đánh giá, xếp hạng QS.
Nhiều công ty, xí nghiệp nhận thực tập sinh của trường như là cam kết hỗ trợ đào tạo cho trường, trong đó có hai chương trình đưa thực tập sinh đi Israel và đi Hokkaido – Nhật Bản.
Trường ĐHCT đã liên kết với hai doanh nghiệp (Minh Tú và Hải Phong) thực hiện sơ tuyển, huấn luyện kỹ năng mềm, đào tạo Nhật ngữ để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo chưng trình Kỹ sư Nhật Bản. Tính trong năm qua (01/8/2018-01/8/2019) đã đào tạo Tiếng Nhật cho hơn 500 sinh viên và đã phỏng vấn tuyển dụng đi làm việc ở Nhật là 134 sinh viên.
2. Các ngày hội việc làm hàng năm
Trường Đại học Cần thơ tổ chức thường niên (từ nhiều năm qua) 2 ngày hội việc làm vào cuối mỗi học kỳ chính, tương ứng vào tháng cuối 4 và đầu tháng 12.
Các khoa có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng có thể tổ chức riêng 1-2 sự kiện ngày hội việc làm của khoa hàng năm:
- 02 sự kiện: Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông
- 01 sự kiện: Khoa Kinh tế, Khoa nông nghiệp, Khoa Ngoại ngữ
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, trường có thể tổ chức các sự kiện đột xuất ví dụ vào tháng 6/2019 đã tổ chức sự kiện ngày hội việc làm cho ngành hàng không với chủ trì tuyển dụng là công ty Vietjet, sự kiện thu hút trên 200 sinh viên tham gia và có 12 em được tuyển dụng trực tiếp.
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
3.1. Công tác truyền thông
Từ những năm qua, Trường Đại học Cần Thơ đã quan tâm đến công tác khuyến khích và nâng cao nhận thức sinh viên về khởi nghiệp và lập nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được tổ chức hàng năm như: phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, các doanh nghiệp và các chuyên gia, doanh nhân trẻ đã khởi nghiệp thành công đến trường chia sẻ với sinh viên về khởi nghiệp qua các buổi tọa đàm, diễn đàn và các cuộc thi như:
Tổ chức tọa đàm chủ đề “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên Trường Đại học Cần Thơ”, 29/11/2019.
Phối hợp với Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA) và Hội Tin học Cần Thơ đăng cai tổ chức sự kiện Ngày hội phần mềm tự do nguồn mở 2018 (SFD 2018), Với chủ đề “Khởi nghiệp bằng phần mềm tự do nguồn mở trong thời cách mạng 4.0”.
Trưng bày sản phẩm các ý tưởng sáng tạo, sản phẩm Nghiên cứu khoa học của sinh viên và hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong Ngày hội sinh viên, ngày 16/9/2018.
Tham gia tổ chức vòng chung khảo cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn lần thứ I” do Trung ương Đoàn tổ chức 9/2018.
Tham gia cuộc thi SWISS 2018, QĐ 3950/BGDĐT ngày 28/09/2018. Vòng cơ sở có 6 dự án tham gia, tuyển chọn và gởi tham dự vòng toàn quốc.
Phối hợp với VinaCacao và Đại học Kinh tế TP. HCM tổ chức buổi gặp gỡ với CEO VinaCacao và triển khai cuộc thi Rookie Marketing 2019
Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên TP. Cần Thơ tổ chức cho các nhóm dự án ý tưởng khởi nghiệp của SV tham gia giao lưu với các Shark của chương trình “Thương vụ bạc tỷ” tại Hội thảo “Shark Tank 2019– Giải pháp cho Nông nghiệp 4.0”.
Phối hợp cùng Đại học Kinh tế TP. HCM và Công ty Suntory PepSico tổ chức Cuộc thi Dynamic 2019 với chủ để “ Chinh phục giấc mơ khởi nghiệp” kết hợp giao lưu với các diễn giả, chuyên gia tư vấn “gỡ rối” cho sinh viên trên hành trình khởi nghiệp.
Đã tổ chức thành công cuộc thi “Dự án khởi nghiệp tiềm năng trong HSSV trường ĐHCT 2019”. Hình thức và thể lệ tương tự như SWISS 2018. Có 22 dự án tham gia, chấm sơ khảo chọn 9 dự án vào chung kết. Kết hợp với hội thảo VETEC để tổ chức chấm vòng chung kết với thành phần BGK gồm các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau cuộc thi, có 02 dự án đã được kết nối với nhà đầu tư, 07 dự án khác đang được Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp Sinh viên của trường kết nối với các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp tại Cần Thơ để tiếp tục đào tạo, trang bị thêm kiến thức cần thiết và tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng của các dự án sinh viên.
3.2. Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp
Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và giảng viên giảng dạy khởi nghiệp và tư vấn hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại trường qua các khóa đào tạo về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức lớp tập huấn cho nữ giảng viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018.
Phối hợp cùng VietNam Digital 4.0 thường xuyên (hàng tháng) tổ chức lớp tập huấn cho sinh viên các phương pháp vận dụng các kênh truyền thông trực tuyến để xây dựng thương hiệu và quảng bá kinh doanh.
Năm qua đã cử 03 cán bộ tham gia các khóa đào tạo trong nước về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Đã thành lập Ban chỉ đạo và Ban giảng huấn cho chương trình đào tạo khởi nghiệp tại trường. Ban giảng huấn gồm 11 giảng viên.
Trường đã xây dựng và đưa vào giảng dạy học phần Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình giảng dạy đại cương chung (học phần tự chọn 02 tín chỉ) từ học kỳ I, năm học 2018-2019. Tiếp tục giảng dạy học phần này trong học kỳ hè năm 2018-2019, đã có 80 sinh viên đăng kí.
Đã thành lập Trung tâm Tư vấn Sinh viên và Khởi nghiệp, tháng 4/2018 từ Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ sinh viên trước đây.
Bộ phận hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên gồm 30 cán bộ.
3.3. Môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Đã thành lập Không gian sáng chế ĐHCT, tháng 4/2019, với nguồn vốn đầu tư 200.000 USD của dự án BUILD-IT (Hoa kỳ) và khoảng 3 tỷ đồng vốn đối ứng của ĐHCT.
Trường tổ chức công tác khởi nghiệp theo đơn vị hành chính trong trường (các khoa). Đoàn thanh niên Trường quản lý hoạt động của CLB Khởi nghiệp SV.
Trường đang nỗ lực xây dựng các không gian sinh hoạt chung để sinh viên tự học và trao đổi ý tưởng khởi nghiệp.
3.4. Hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên
Trường cam kết xây dựng Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, số vốn ban đầu 3 tỷ đồng. Nguồn quỹ được tính toán dựa trên TT 126/2018/TT-BTC.
Trường cam kết hỗ trợ vốn từ Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho các dự án khởi nghiệp khả thi của sinh viên. Năm 2019, Trường Đại học Cần Thơ dành 300 triệu đồng để hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng có cơ hội triển khai dự án trong thời gian 06 tháng và tạo điều kiện để các dự án có thể làm việc tập trung tại Không gian sáng chế của trường.
Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp Sinh viên của trường đang tiếp tục nghiên cứu kết nối các doanh nghiệp và nhà đầu tư để tìm kiếm hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên.
3.5. Kết quả các dự án khởi nghiệp sinh viên
Sau cuộc thi “Dự án khởi nghiệp tiềm năng trong HSSV trường ĐHCT 2019” có 02 dự án đã được kết nối với nhà đầu tư, 07 dự án khác đang được Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp Sinh viên của trường kết nối với các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp tại Cần Thơ để tiếp tục đào tạo, trang bị thêm kiến thức cần thiết và tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng của các dự án sinh viên.
Điểm nổi bật trong thời gian vừa qua là Trường ĐHCT đã đưa học phần Đổi mới sáng tạo và khời nghiệp vào giảng dạy và kết nối được với dự án BUILD-IT để xây dựng và đầu tư đưa vào sử dụng Không gian sáng chế (MakerSpace). Chúng tôi nhận thấy rằng công tác khởi nghiệp sinh viên là công tác mới, còn nhiều khó khăn và vướng mắc về nguồn lực (bao gồm con người, vốn, môi trường và quy định tài chính…). Để có thể xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học cần có nhiều thời gian, tâm huyết của lãnh đạo trường và nhiều đơn vị chức năng có liên quan. Cần có sự nỗ lực lớn trong kết nối với tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp tại địa phương.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây