Dự án "Cao Sim điều trị bỏng"

Thứ hai - 20/04/2020 06:10
 
Trường THPT Phúc Trạch - Hà Tĩnh các nghiên cứu trên thế giới cho thấy Sim là một loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa, chống viêm hoạt tính estrogen.Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng bậc nhất Đông Nam Á, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm. Đặc biệt, ở Hà Tĩnh - một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có địa hình đồi núi thấp - là nơi mà có tiềm năng to lớn về cây thuốc và dược liệu nên người dân đã có rất nhiều bài thuốc dân gian, trong đó chữa bỏng bằng cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk).Đây là một bài thuốc đã được người dân huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh lưu truyền từ lâu tuy nhiên việc sử dụngcây Sim để chữa bỏng chỉ mới dừng lại ở mức kinh nghiệm dân gian, chưa được chuẩn hóa và nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, nhóm học sinh ở trường THPT Phúc Trạch (Hà Tĩnh) đã tiến hành dự án: “NGHIÊN CỨU, BÀO CHẾ, SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT VÀ CAO ĐẶC TỪ CÂY SIM (RHODOMYRTUS TOMENTOSA (AIT.) HASSK) ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG”.
49397746 2042642959367294 2124758310316933120 o (1)
49397746 2042642959367294 2124758310316933120 o (1)
1/ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT???
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất và cả trong vui chơi giải trí; Tai nạn bỏng đứng hàng thứ hai chỉ sau tai nạn giao thông. Theo GS.Ts Lê Năm, ở nước ta hiện nay hằng năm có hàng trăm ngàn người bị bỏng, trong đó hàng chục ngàn người phải vào điều trị tại các cơ sở y tế, đặc biệt trẻ em từ 1-6 tuổi bị bỏng chiếm tỷ lệ cao đến 60%. Bỏng gây ra những hậu quả nặng nề về tính mạng, sức khỏe, thẩm mỹ cho bệnh nhân, để lại gánh nặng về tinh thần, kinh tế cho gia đình và cho xã hội. Vì thế, việc điều trị tại chỗ có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bỏng. Mục đích điều trị tại chỗ là loại bỏ mô hoại tử, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

2/ GIẢI PHÁP
Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tại chỗ vết thương bỏng như: thuốc kháng khuẩn, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc làm khô se vết bỏng,… Tuy nhiên, ngay cả những thuốc được sử dụng phổ biến nhất vẫn gây ra một số tác dụng không phụ, lâu lành và không làm khô vết bỏng như mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi thấy rằng sử dụng chiết xuất dạng cao từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk) là một trong những giải pháp khả thi bởi tính hiệu quả trong điều trị bỏng mà cây Sim đem lại.

3/ TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG CÂY SIM TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG?
Công dụng của Cây Sim
+ Về dinh dưỡng: Quả Sim có vị ngọt, chát, mùi thơm, thành phần hóa học có chứa sắc tố anthocyan, tannin và đường, tính mát.
+ Về làm thuốc: Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây Sim đều có thể dùng làm thuốc, cụ thể:
- Búp và lá Sim non: được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ.
- Quả Sim: Quả Sim vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), cố tinh, dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lỵ, di tinh, băng huyết...
- Hoa Sim: Hoa Sim không chỉ đẹp mà nó còn có rất nhiều tác dụng, ngoài tác dụng sát khuẩn, hoa Sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết thương, vết trầy xước.
- Lá Sim: Lá Sim vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm đau, tán nhiệt độc, cầm máu, hút mủ, sinh cơ, ghẻ lở, rửa vết thương, vết lở loét.... Còn để chữa chảy máu do ngoại thương, có thể lấy lá Sim tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ đau.
- Rễ, thân cây Sim: Rễ Sim vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, lở loét, bỏng lửa... .
Qua trên ta thấy, cây Sim có rất nhiều công dụng trong phòng và chữa bệnh, là một trong những cây dược liệu quý. Hiện nay, đã có một số sản phẩm bán trên thị trường có nguồn gốc từ cây Sim như: Rượu vang Sim Phú Quốc, Sim Sơn, Mật Sim, Sirô Sim, Kẹo Sim, Mứt Sim.
Tuy các sản phẩm trên thị trường được làm từ một trong các bộ phận của cây Sim ngày càng phong phú và đa dạng, chiếm được cảm tình người tiêu dùng tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có một sản phẩm nào được sản xuất, bày bán trên thị trường từ cây Sim để hỗ trợ, điều trị bỏngtrong khi cây Sim có tác dụng chữa bỏng rất tốt.

MỘT VÀI VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH:
Trong nền y học cổ truyền của dân tộc, việc hái thuốc, trồng thuốc để chữa bệnh nói chung và chữa các vết thương, vết bỏng nói riêng đã được áp dụng nhưng chưa phổ biến. Việc dùng thuốc nam và các phương pháp y học cổ truyền dân tộc để chữa vết thương, vết bỏng đã được ghi trong các sách thuốc của các vị danh y như Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Nhiều kinh nghiệm quý được lưu truyền trong y học dân gian và y học cổ truyền. Rễ Sim chữa đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp. Rễ có vị ngọt, hơi chua, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, trĩ, bỏng độ 1, độ 2 và hỗ trợ tích cực trong điều trị bỏng độ 3, độ 4. Theo điều tra tri thức dân gian từ địa phương và các thầy thuốc đông y trên địa bàn huyện chúng tôi thì khi bị bỏng lửa hầu hết họ đều dùng lá Sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương hoặc dùng một nắm lá sim, rửa sạch, nhai lấy nước cốt đặc bôi lên vùng da bị bỏng nhẹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại các vùng giải phóng, khu căn cứ và tại chiến trường đã sử dụng nhiều thuốc chữa vết bỏng có nguồn gốc tự nhiên từ các kinh nghiệm dân gian, trong đó có cây Sim.
Lý giải cho việc cây Sim có tác dụng chữa bỏng trong thời chiến tranh cũng như thời bình, tác giả Đỗ Huy Bích và các cộng sự đã nêu rõ Sim là một trong những nhóm thuốc có tác dụng làm rụng nhanh các hoại tử ở vết bỏng, làm se khô và tạo màng thuốc vì cao Sim tạo ra màng đen xẫm, tương đối bền che phủ vết bỏng, tránh vi khuẩn xâm nhập vào từ đó làm cho vết thương nhanh lành.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây